Ở mỗi đơn vị SEO có mỗi cách vận hành và làm việc khác nhau. Sự khác biệt trong lối suy nghĩ, vận hành sẽ đem lại những kết quả khác nhau khi SEO. Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những nguyên nhân SEO mãi không lên, khiến các đơn vị thất vọng vì mất các khoản đầu tư mà không thu lại được hiệu quả như mong muốn.
Luôn khởi đầu SEO bằng việc phân tích các từ khóa
Hiện nay, khi bắt đầu với một dự án SEO hoàn toàn mới, có nhiều đơn vị luôn khởi đầu bằng việc phân tích các từ khóa. Họ tập trung vào nghiên cứu ý nghĩa và sự liên quan giữa từ khóa và các sản phẩm, dịch vụ. Họ sử dụng các loại công cụ như long tail keyword pro, google keyword planner,... để phân tích, lấy ý tưởng cho các từ khóa đó, từ đó có thể bắt đầu thực hiện dự án SEO.
Tuy nhiên, đây chính là một trong những nguyên nhân SEO mãi không lên. Nó chính là một sai lầm ngay từ trong cách nghĩ của đơn vị, làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ SEO cũng như hiệu quả kinh doanh sau khi từ khóa đã được đưa lên hàng top tìm kiếm.
Chẳng hạn như trong quá trình SEO, có quá nhiều từ khóa được lựa chọn để đưa lên top, do đó cần rất nhiều kinh phí từ các doanh nghiệp. Nhưng đối với SEO, có rất nhiều doanh nghiệp hạn chế chi tiền cho lĩnh vực này, nên dễ dẫn đến tình trạng quá trình SEO bị hoãn giữa chừng. Cùng với đó là sự cần thiết về mặt nhân lực đối với các đơn vị SEO, những từ khóa sau khi được tối ưu nhưng lượt tìm kiếm thấp sẽ không thật sự thuyết phục được những vị khách cần mua hàng.
Bắt đầu SEO với những từ khóa có độ khó cao
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn từ khóa của mình được đứng trên hàng top của bảng tìm kiếm với số từ ngắn và lượng tìm kiếm cao. Khi đó, hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng và có nhiều đơn hàng hơn. Thông thường, những từ khóa đó có độ cạnh tranh rất lớn, đặc biệt là những ngành đang hot hiện nay là dịch vụ và sản phẩm.
Đây là một nguyên nhân SEO mãi không lên mà một số đơn vị SEO thường gặp phải. Đối với những từ khóa có độ khó cao, việc đưa được website của doanh nghiệp lên top gần như là bất khả thi, chưa kể đến việc kinh phí phải bỏ ra cho dự án SEO như thế này thường rất cao, nhiều doanh nghiệp thường không có chi phí để trả.
Luôn muốn tối ưu số lượng và gia tăng tần suất xuất hiện
Một quy luật được đặt ra khi thực hiện các dự án SEO là bất kỳ bài viết nào cũng phải đặt từ khóa làm trọng tâm và tần suất xuất hiện thường từ 3 đến 5%. Yêu cầu này sẽ làm cho người viết cố gắng nhồi nhét các từ khóa vào trong bài để đảm bảo được mật độ, từ đó mất đi sự tự nhiên và hài hòa của cả bài viết. Kết quả là người đọc, những khách hàng thường cảm thấy khó chịu khi đọc phải những bài viết như vậy, khiến dự án SEO bị phản tác dụng.
Những link out khiến độ mạnh của website bị sụt giảm
Đa số mọi người thường có suy nghĩ rằng những link out khiến độ mạnh của website bị sụt giảm, do đó nhiều người cố gắng tìm mọi cách để hạn chế link out trên các website của mình. Quan niệm này cũng có điểm đúng, tuy nhiên nếu website của doanh nghiệp có những bài viết đảm bảo được về mặt chất lượng cũng như nội dung thì không bao giờ phải sợ việc khách hàng link out.
Trái ngược với quan niệm này, việc không có sự xuất hiện của các link out có thể là một trong những nguyên nhân SEO mãi không lên. Bởi sự xuất hiện của các link out sẽ giúp website của doanh nghiệp được tự nhiên hơn, có thể thoát khỏi các đánh giá nghiêm khắc từ phía Google và góp phần đưa website của doanh nghiệp lên top tìm kiếm.
Những trang mạng xã hội không ảnh hưởng đến SEO
Có rất nhiều người không coi trọng việc đặt liên kết giữa website của doanh nghiệp với các trang mạng xã hội. Bởi có rất nhiều minh chứng cho rằng có nhiều website vẫn lên được các thứ hạng cao trong bảng tìm kiếm mà không cần đến sự liên kết với mạng xã hội.
Tuy nhiên, trong thời buổi công nghệ hóa hiện nay, các trang mạng xã hội được sử dụng ngày càng nhiều, do đó việc liên kết này không những không gây bất cứ thiệt hại nào mà còn đem lại sự tương tác với giới trẻ – lượng khách hàng tiềm năng lớn trong kinh doanh. Hơn nữa, Google cũng dành sự quan tâm lớn và luôn đánh giá cao các liên kết broken backlinks giữa website và những trang mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Instagram, Youtube,...
Phương án khắc phục vấn đề SEO mãi không lên
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân SEO mãi không lên, các đơn vị cần tìm cách khắc phục để đưa được website lên top bảng tìm kiếm. Để làm được điều này, các đơn vị hãy thực hiện những phương án sau.
Bắt đầu SEO với những từ khóa dài, đơn giản
Ở những dự án SEO đầu tiên, các đơn vị nên bắt đầu với những từ khóa dài nhưng đơn giản, dễ hiểu. Việc này sẽ giảm được mức độ cạnh tranh, từ khóa nhờ đó sẽ nhanh chóng và dễ dàng lên được top tìm kiếm, website của doanh nghiệp cũng tiếp cận được với những vị khách hàng cụ thể hơn.
Khi đã có thứ hạng cao với một danh sách những từ khóa nhất định, các đơn vị có thể tối ưu dần các từ khóa ngắn hơn với mức độ cạnh tranh cao hơn. Nhờ việc đã có chỗ đứng, nền tảng nhất định trong số lượt truy cập nên việc tối ưu SEO của các từ khóa có mức cạnh tranh cao cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Tăng việc đặt liên kết website với các trang mạng xã hội
Các đơn vị SEO nên tăng cường việc đặt liên kết website với các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter,... Hãy thường xuyên chia sẻ các nội dung, gia tăng sự liên kết giữa chúng. Việc làm này sẽ giúp mang lại những tác động tích cực cho dự án SEO mà đơn vị đang tiến hành.
Không quá đặt nặng mật độ từ khóa
Trong những năm gần đây, thuật toán đọc nội dung của Google đã có rất nhiều thay đổi, không còn quá chú trọng vào mật độ từ khóa, chúng dựa nhiều vào việc xác nhận nội dung và các từ khóa liên quan hơn trước. Sự thông minh của những thuật toán này khiến việc tuân thủ mật độ từ khóa không còn quá quan trọng như lúc trước, điều mà các đơn vị SEO cần chú trọng và cải thiện là chất lượng nội dung của mỗi bài viết.
Hiểu về internal link
Internal link (hay còn gọi là link nội bộ) là đường dẫn liên kết (link) trỏ từ một trang đến một trang khác trên cùng một website.
Internal link là một phần bắt buộc trong xây dựng nội dung của website. Bạn sẽ không thể bỏ qua mạng liên kết nội bộ này nếu muốn nâng cao chất lượng trang web, tối ưu Seo cho website. Internal link giúp liên kết các trang với nhau trong cùng một website. Điều đó giúp tăng trải nghiệm của người đọc, tăng lượng truy cập web. Đồng thời tác động trực tiếp đến thứ hạng của web trên công cụ tìm kiếm.
Cách xây dựng Internal link
Có nhiều cách để xây dựng Internal link khác nhau. Và tất nhiên thì mỗi cách sẽ đem đến những hiệu quả không giống nhau. Bởi đơn giản là với mỗi cách xây dựng, người thiết kế đều có chủ ý riêng của mình. Nhưng cơ bản nhất thì có 4 cách sau:
Xây dựng Internal link trên đầu website
Xây dựng hệ thống menu
Thông thường, các menu cũng chính là các link nội bộ. Mỗi mục của menu sẽ là link điều hướng người truy cập đến nội dung có cùng chủ đề đối với các web tin tức. Hay menu có các mục cùng sản phẩm. Đây là cách xây dựng Xây dựng Internal link cơ bản nhất của mỗi website hiện nay.
Việc xây dựng hệ thống menu cũng giúp Google dễ dàng nhận biết nội dung của website. Từ đó điều hướng người đọc đến trang web của bạn. Giúp nhanh chóng nâng cao thứ hạng website.
Xây dựng Internal link lên đầu trang
Cách này thường được các trang web về tin tức tổng hợp áp dụng. Bạn sẽ thấy, với một nội dung bất kỳ, khi click vào sẽ thấy ngay trên đầu trang có link của những bài viết khác có cùng nội dung. Đây là cách cơ bản với mục đích là kích thích sự tò mò của người đọc về nội dung mà họ đang muốn tìm hiểu.
Xây dựng Internal link dưới chân website
Tuy không được đánh giá cao bằng cách xây dựng Internal link ở đầu website. Nhưng đây cũng là cách khá hiệu quả nếu muốn nâng cao chất lượng web của bạn. Đây là cách thường dùng của đa số các website hiện nay. Bởi xu hướng của người đọc là sau khi đọc hết nội dung sẽ kéo chuột xuống dưới xem còn nội dung nào hấp dẫn không.
Đặt link nội bộ dưới chân trang sẽ làm tăng tỷ lệ thu hút người đọc ở lại trang. Giảm tỷ lệ thoát trang nhanh chóng. Lưu ý trong việc xây dựng Internal link dưới chân website là hãy chọn link của những nội dung thực sự hấp dẫn. Chỉ có như vậy mới thu hút được người đọc.
Xây dựng Internal link ở vị trí liên quan trong bài
Đây là cách xây dựng Internal link mà các bạn không nên bỏ qua. Hãy cố gắng tận dụng nội dung bài viết để tìm ra những vị trí tốt và đặt link nội bộ phù hợp. Với cách này thì bạn hãy tham khảo những gợi ý dưới đây:
Sử dụng link trần
Với đường link trần thì tùy ý một vị trí bất kỳ trong bài. Điều quan trọng là vị trí đó phải hợp lý. Bạn chèn link sao cho nội dung link đó xuất hiện tự nhiên và ngẫu nhiên có ý nghĩa trong bài viết. Giống như đó là một phần của câu nhưng lại chứa link nội bộ. Hãy để ý kỹ về vị trí này nhé. Chúng rất có hữu dụng đấy.
Sử dụng Anchor Text
Đây là cách xây dựng Internal link được các SEOer rất hay dùng. Anchor Text được sử dụng một cách phổ biến, nhất là những trang pr về bán hàng, dịch vụ... Anchor Text là những dòng chữ chứa đường link được trỏ. Link này sẽ là những nội dung liên quan đến bài viết của trang, cùng chủ đề hoặc cùng vấn đề mà bạn nghĩ là người độc sẽ quan tâm.
Trong đó, anchor text là dịch vụ viết bài chuẩn SEO. Khi người dùng click vào đó thì tự động sẽ mở đến trang được liên kết
Lưu ý khi xây dựng Internal link
Chất lượng nội dung: Nội dung link nội bộ phải xoay quanh nội dung chính. Nội dung phải chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu của độc giả.
Số lượng hợp lý: Hãy đảm bảo rằng link nội bộ bạn chèn có số lượng hợp lý. Đừng để link ken đặc cả trang web khiến người đọc cảm thấy khó chịu. Số lượng phải vừa phải, hợp lý và hữu ích. Đó là lưu ý trong xây dựng Internal link mà bạn cần phải nắm vững.
Sử dụng thanh điều hướng: Điều này giúp người đọc biết được rằng bài viết mình đang đọc ở vị trí nào của website. Nhờ đó, họ có khả năng sẽ tìm kiếm và truy cập vào những nội dung khác cùng chuyên mục.
Muốn xây dựng Internal link hiệu quả, trước tiên bạn phải am hiểu kiến thức cơ bản về SEO, content, sáng tạo trong diễn đạt và đặt link kích thích người đọc bấm xem. Sau đó, khi bắt tay vào thực hiện thì cùng đừng quên là không ngừng học hỏi, cập nhật thêm cho mình những hiểu biết quan trọng. Xây dựng Internal link là vô cùng cần thiết. Nhưng xây dựng như thế nào cho hiệu quả còn quan trọng hơn.
Content chuẩn seo được hiểu như thế nào?
Chúng ta cũng đã biết, google là công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới hiện nay và Việt Nam cũng là một trong những đất nước sử dụng rộng rãi.
SEO trong tiếng anh đọc là Search Engine Optimization là quá trình tối ưu và kết hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google).
Content là nội dung hay nói cách khác đó là cái hồn của bài viết. Những thông tin như hình ảnh, text, video cũng được gọi chung là content.
Bài viết chuẩn SEO là sự kết hợp của content chất lượng, cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc và quá trình tối ưu onpage tỉ mỉ của SEOer. Từ đó, bài viết được google đánh giá tốt, dễ lên top và thu hút người quan tâm.
Hướng dẫn cách viết content chuẩn seo
Để viết ra một câu chuyện, một dòng status ngắn với cảm xúc của mình thì khá dễ. Tuy nhiên viết làm sao để cho người đọc hiểu và hài lòng thì khá khó. Với sứ mệnh của bài viết chuẩn seo là làm hài lòng người đọc, vì vậy cách viết bài viết chuẩn seo cũng không hề đơn giản.
Điều quan trọng đầu tiên trong cách viết content chuẩn seo
Đầu tiên, để viết content bạn cần phải tìm từ khóa chính. Bạn cần phải biết rằng mình đang viết gì, mục đích bài viết nên tập trung vào đối tượng nào.
Sau khi đã có từ khóa, hãy lên ý tưởng về chủ đề và sắp xếp bố cục cho bài đó. Chủ đề, bố cục bài viết cần phải bám sát từ khóa, ngoài ra tham khảo thêm bố cục của những bài viết khác để rút ra kinh nghiệm viết của riêng mình.
Từ khóa được lấy ở đâu? Hiện nay có khá nhiều công cụ mà google đưa ra nhằm tìm được từ khóa cũng như lượt tìm kiếm hàng tháng. Một số công cụ mà các Seoer có thể tham khảo như Keywords tool, Ahrefs, Spineditor hoặc chính những gợi ý của Google...
Về phần từ khóa cần lưu ý một số điều sau
Từ khóa cần được phân bố đều trong bài viết. Các đề mục lớn nhỏ trong bài viết tương đương các thẻ H1-H2-H3-H4 nên chứa các từ khóa chính hoặc từ khóa mở rộng. Nên bôi đậm/ in nghiêng một số từ khóa trong bài để bọ của google dễ nhận diện, đánh giá tốt.
Nên chọn từ khóa phù hợp, có lượt seach hàng tháng. Từ khóa dài lượt tìm kiếm ít sẽ dễ dàng lên top hơn từ khóa ngắn. Nó cũng giúp chủ web tập trung được vào nhóm khách hàng có nhu cầu.
Nên phân bổ từ khóa phù hợp, tự nhiên, tránh tình trạng nhồi nhét, kết hợp từ ngữ không hợp lý, gây khó chịu cho người đọc.
Lưu ý tiêu đề và nội dung bài viết chuẩn seo
Chọn tiêu đề chất, hấp dẫn là yếu tố quan trọng khi viết bài chuẩn SEO:
Điều đầu tiên mà người đọc tiếp cận được bài viết của bạn đó là tiêu đề. Với một số cách đặt tiêu đề gây cảm giác tò mò, kích thích tìm hiểu sẽ dễ khiến người đọc click hơn. Hơn nữa, nên tìm hiểu và nắm bắt tâm lý người dùng đang tìm gì để đưa ra tiêu đề chất lượng. Nên đặt tiêu đề ngắn gọn, xúc tích, độ dài tốt nhất là dưới 65 ký tự. Từ khóa chính càng ở đầu tiêu đề càng tốt. Tiêu đề càng hấp dẫn, tò mò càng kích thích mọi người bấm vào để đọc.
Lưu ý về nội dung bài viết chuẩn SEO
Một điều rất quan trọng là nội dung bài viết phải mới, không được coppy. Điều này sẽ khiến google đọc được những lỗi trùng lặp và bài viết không mang tính mới sẽ bị đánh giá không cao.
Hãy sáng tạo nội dung mới, hấp dẫn và có cách dẫn dắt tự nhiên, thu hút nhất. Đừng quên là kết hợp nhiều từ khóa mở rộng, từ đồng nghĩa với từ khóa thêm vào bài viết. Diễn đạt câu, đoạn văn nên viết rõ ràng, mạch lạc, tránh viết lan man, mơ hồ, khó hiểu. Nội dung hấp dẫn, hữu ích sẽ giúp người đọc ở lại với website lâu hơn.
Tham khảo thêm các chủ đề hấp dẫn như seo, kỹ thuật seo, dịch vụ SEO, kỹ thuật chụp ảnh, quay phim, dịch vụ video,...Tại website: https://seotukhoa.com.vn/