Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Tại sao cần tối ưu seo hình ảnh? nghiên cứu từ khóa bằng các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí

SEO hình ảnh lên Google cho phép Google hiển thị kết quả tìm kiếm đa dạng và phong phú hơn. Giúp các website có thể tăng lượng truy cập...

 Thực hiện việc seo hình ảnh mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích mà chắc chắn bạn không muốn bỏ lỡ. SEO hình ảnh lên Google cho phép Google hiển thị kết quả tìm kiếm đa dạng và phong phú hơn. Giúp các website có thể tăng lượng truy cập của người dùng thông qua hình ảnh.

Tại sao cần tối ưu seo hình ảnh? nghiên cứu từ khóa bằng các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí

Tối ưu hoá hình ảnh giúp giảm thời gian tải trang web, tăng sự hài lòng đối với trải nghiệm người dùng. Google luôn “yêu mến” và đánh giá cao những nội dung có hình ảnh đi kèm và được tối ưu đúng cách.

Khi mà mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Chi phí để chạy quảng cáo không ngừng tăng cao. Việc tối ưu seo hình ảnh giúp bạn có thêm cơ hội tiếp cận khách hàng một cách miễn phí.

Không phải ai cũng thực hiện tối ưu hình ảnh. Vì vậy nếu bạn tối ưu hình ảnh đúng cách. Chắc chắn điểm thứ hạng của bạn sẽ cao hơn so với các đối thủ của mình.

Các bước seo hình ảnh lên Google

Hình ảnh độc đáo, có liên quan đến nội dung của bạn

Dành thời gian để thiết kế hoặc tìm ra những hình ảnh minh họa cho chủ đề. Các chủ đề bài viết của bạn nên thể hiện bằng sự hài hước, kịch tính hoặc lãng mạn để thu hút khán giả ở mức độ cảm xúc. Bạn sẽ thu hút họ hơn là một bức ảnh thương mại bóng bẩy về sản phẩm mới của bạn.

Sử dụng hình ảnh gốc, chất lượng cao khi seo hình ảnh

Bạn càng có nhiều hình ảnh gốc, trải nghiệm tốt hơn cho người dùng và bạn sẽ được xếp hạng tốt hơn trên các tìm kiếm. Hình ảnh gốc có thể được thực hiện bởi một designer tại công ty của bạn hoặc bạn cũng có thể tự chụp những bức ảnh thật chất lượng. Vì vậy hãy thể hiện tính cách thương hiệu của bạn. Thu hút nhiều người hơn vào website của bạn bằng cách đơn giản này.

Sử dụng hình ảnh phản hồi

Cái này cũng rất cần thiết cho SEO hình ảnh. Nếu bạn đang sử dụng WordPress thì nó đã được thực hiện. Nó được thêm vào theo mặc định từ phiên bản 4.4.

Hình ảnh phải có thuộc tính srcset, cho phép một hình ảnh tự động điều chỉnh kích thước khác nhau trên mỗi chiều rộng màn hình – đặc biệt hữu ích cho các thiết bị di động.

Dung lượng tệp tối ưu mà không làm giảm chất lượng

Hình ảnh thường là nguyên nhân chính của thời gian tải chậm. Nếu tốc độ trang web của bạn cần cải thiện, hãy thử giảm kích thước tệp hình ảnh của bạn bằng việc thay đổi kích thước và nén. Để seo hình ảnh tốt hơn, kích thước tổng thể của hình ảnh của bạn không được lớn hơn nhiều so với thực tế bạn. Thông thường sẽ dưới 100kb.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ nén trực tuyến giúp dễ dàng thay đổi kích thước hình ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng như Imagecompressor, PicMonkey và Pixlr cho cả người mới bắt đầu và người dùng nâng cao.

Kích thước tệp

Kích thước hình ảnh bao nhiêu là tốt nhất và phù hợp nhất với website của bạn ? Điều này phụ thuộc vào khu vực hiển thị nội dung trên giao diện website. Thông thường các giao diện đều có chiều rộng giao động trong khoảng từ 600 – 700 px. Vì vậy, bạn có thể thử hình ảnh với nhiều chiều rộng khác nhau để tìm ra một kích thước phù hợp nhất với website của mình. Khi thay đổi kích thước hình ảnh, hãy thay đổi chiều rộng và chiều cao theo tỉ lệ để tránh làm móp méo hình ảnh của bạn.

Chọn loại tệp phù hợp

Có ba loại tệp phổ biến được sử dụng để đăng ảnh lên web: JPEG, GIF và PNG. Trong hầu hết các trường hợp, JPEG sẽ là lựa chọn tốt nhất của bạn. Nó cung cấp chất lượng tốt nhất cho kích thước tập tin nhỏ nhất.

Bạn nên nhớ, không bao giờ sử dụng GIF cho hình ảnh sản phẩm lớn. Kích thước tệp sẽ rất lớn và không có cách nào tốt để giảm nó. Chỉ sử dụng GIF cho hình thu nhỏ và hình ảnh trang trí. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có thể nhận được ảnh sản phẩm ở định dạng PNG, hãy thử sử dụng PNG-8.

Tùy chỉnh tên tệp

Đây là một trong những bước rất dễ dàng trong kỹ thuật SEO hình ảnh, tuy nhiên rất nhiều người không làm điều đó. Trước khi bạn thêm một hình ảnh vào trang web của bạn, hãy dành thời gian để tùy chỉnh tên tệp. Thay đổi tên hình ảnh có liên quan đến trang và bao gồm một trong những từ khóa mục tiêu của bạn.

Tên hình ảnh thường không dấu và có gạch nối giữa các từ. Đây là một trong những yếu tố bạn cần lưu ý khi seo hình ảnh. Hầu hết khách truy cập sẽ không bao giờ nhìn thấy tên tệp. Nhưng nó cung cấp cho bạn một cách để cung cấp cho các công cụ tìm kiếm, thêm một chút thông tin về những gì trên trang và các từ khóa tốt nhất để liên kết với nó.

Tối ưu thẻ ALT

Để  giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác hiểu được hình ảnh của bạn có nội dung gì thì nhiệm vụ của bạn là tối ưu thẻ ALT. Như vậy nếu bạn không tối ưu thẻ ALT thì Google sẽ khó lòng mà hiểu hoặc hiểu sai nội dung mà bạn muốn nói. Cách tối ưu khá đơn giản, bạn chỉ cần ghi nội dung ngắn gọn và chứa từ khoá mục tiêu của nội dung.

Sử dụng chú thích hình ảnh (captions)

Thực tế mà nói thì chú thích hình ảnh không ảnh hưởng quá nhiều đến seo hình ảnh lên Google. Sử dụng chú thích giúp người đọc hiểu hơn về nội dung và ý nghĩa của bức ảnh.

Tạo một Sơ đồ trang web hình ảnh

Giúp Google thêm chỉ mục với hình ảnh của bạn – sơ đồ trang web XML giúp bạn làm điều đó. Tạo và xuất bản một sơ đồ trang web hình ảnh để chứa tất cả các hình ảnh của bạn ở một nơi. Điều này giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác có thêm khả năng khám phá hình ảnh trên trang web của bạn. Tăng khả năng hình ảnh của bạn sẽ được hiển thị trong top kết quả tìm kiếm hình ảnh.

Một số điều cần lưu ý khi seo hình ảnh

Bạn nên theo dõi lưu lượng truy cập tìm kiếm hình ảnh của mình. Nếu bạn đang xuất bản một đồ họa. Infographic hay hình minh họa cho nội dung của mình, bạn có tò mò muốn biết mọi người có đang tìm nội dung của bạn thông qua những hình ảnh đó không ? Bạn bạn chỉ cần sử dụng Google Search Console và làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào Google Search Console

Trước tiên, khi đăng nhập, bạn sẽ thấy biểu đồ hiệu suất. Nhấp vào “Mở Báo cáo” (Open Report) ở trên cùng để truy cập bản báo cáo đầy đủ.

Bước 2: Chọn dữ liệu cần xem

Bây giờ bạn sẽ nhìn thấy một biểu đồ với số lần hiển thị và nhấp chuột tìm kiếm trên web của bạn. Tuy nhiên, những gì bạn đang muốn xem là dữ liệu về hình ảnh. Vì vậy, hãy nhấp để thay đổi loại tìm kiếm phía trên biểu đồ.

Trong hộp pop-up, hãy chọn “Hình ảnh” (Images) và nhấp vào Apply. Bây giờ, bạn đang xem cùng một biểu đồ số lần hiển thị và nhấp chuột cho hình ảnh của bạn chứ không phải là kết quả trên web nữa.

Người dùng có nhiều khả năng phản ứng với hình ảnh trước khi họ đọc bài đăng của bạn. Đó là bản chất của con người để tập trung sự chú ý của chúng ta vào hình ảnh. Một hình ảnh hấp dẫn kết nối với chủ đề của bạn theo một cách mới lạ. Có thể truyền cảm hứng cho người dùng chia sẻ nội dung của bạn và chắc chắn sẽ để lại ấn tượng.

Nghiên cứu từ khóa với nhóm từ khóa thu thập thông tin

Hầu hết người dùng trước khi đưa ra một quyết định mua hàng nào đó. Họ thường tìm hiểu khá kỹ các thông tin liên quan đến loại sản phẩm đó. Quá trình mua hàng của họ được thực hiện theo thứ tự:

Nhận diện >> Tìm kiếm thông tin >> So sánh chọn lựa >> Quyết định mua

Giai đoạn tìm kiếm thông tin của một số người có thể bị bỏ qua hoặc làm nhanh như chớp. Trong khi đó, một số người khác phải mất một thời gian khá dài trước khi đưa ra quyết định.

Ở giai đoạn tìm kiếm thông tin này, người dùng sẽ thường gõ một cụm từ tìm kiếm có liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ và tìm kiếm thông tin về nó. 2 loại từ khóa thường được sử dụng:

Từ khoá vấn đề

Những loại từ khóa tìm kiếm này xuất phát từ chính nhu cầu của khách hàng. Họ đang gặp một vấn đề, họ cần được giúp đỡ và sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ giúp họ giải quyết vấn đề này.

Nghiên cứu từ khóa với nhóm từ khóa so sánh chọn lựa

Một khi người dùng đã xác định rõ được các thông tin về sản phẩm và bước đầu có mong muốn mua hàng. Từ khóa tiếp theo mà họ dùng sẽ là từ khóa cụ thể về một sản phẩm nào đó. Từ khóa này sẽ giúp họ tìm kiếm và so sánh giá hoặc chất lượng của sản phẩm/dịch vụ của các bên bán.

Các từ khóa này bao gồm

Từ khóa mô tả sản phẩm

Đúng như tên gọi của nó, những từ khóa này là những từ ngắn nhất, thông dụng nhất để mô tả sản phẩm / dịch vụ của bạn.

Từ khóa thuộc tính sản phẩm

Loại từ khóa này mô tả rõ hơn thuộc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ như: màu sắc, kích cỡ, hình dạng và tính năng khác.

Từ khóa thương hiệu sản phẩm

Người dùng thường tìm kiếm trực tiếp loại từ khóa này khi họ đã biết một chút về thương hiệu sản phẩm của bạn. Tiếp từ khóa ví dụ trên, từ khóa thương hiệu sản phẩm lúc này sẽ có dạng “USB Kington 2gb”.

Từ khóa công dụng sản phẩm

Đôi khi, khách hàng nảy ra một ý tưởng nào đó khiến nhu cầu sử dụng hàng của họ được hình thành. Khi đó, họ sẽ tìm kiếm một sản phẩm nào đó đáp ứng được nhu cầu này của họ.

Từ khóa về đối tượng khách hàng

Đây là một nhóm từ khóa có lưu lượng tìm kiếm hàng tháng khá lớn. Họ muốn mua sản phẩm nào đó phù hợp với bản thân họ. Từ khóa này có thể mô tả về: giới tính, độ tuổi, nhóm tuổi, công việc, sở thích,...

Các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí


Các công cụ nghiên cứu từ khóa là phần không thể thiếu đối với những ai làm trong lĩnh vực SEO và Digital marketing. Đặc biệt với những ai làm trong lĩnh vực dịch vụ SEO thì các việc nghiên cứu từ khoá được coi như là bước quan trọng nhất.

Nếu sai lầm ở bước nghiên cứu từ khóa. Chắc chắn tất cả những nỗ lực của bạn về sau có thể “tàn thành mây khói”. Chính vì vậy, các công cụ phân tích và nghiên cứu từ khoá là rất cần thiết đối với các Seoer khi bắt đầu bất kì một chiến dịch nào. Để bước nghiên cứu từ khoá của bạn diễn ra một cách hiệu quả.

Những công cụ này còn có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó bạn còn có thể dễ dàng định hướng chiến lược nội dung, tăng thứ hạng nhanh chóng trên công cụ tìm kiếm nhờ những công cụ tìm từ khoá tuyệt vời này.

Công cụ nghiên cứu từ khóa Soovle

Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí này. Cung cấp các đề xuất tự động hoàn thành từ nhiều nguồn khác nhau. Không chỉ từ Google, để giúp bạn tăng lượng tìm kiếm của mình. Mặc dù bạn có thể sử dụng nó cho các đề xuất của Google. Nhưng có nhiều nguồn khác bao gồm Yahoo, Bing, YouTube, Wikipedia và Amazon. Chắc chắn sẽ giúp bạn lựa chọn được những bộ từ khoá tốt nhất cho các chiến dịch của mình.

Keywordtool.io – Công cụ nghiên cứu từ khóa Google, Youtbe. Keywordtool là công cụ tìm kiếm từ khoá rất tốt với sự hỗ trợ phân tích đến 83 ngôn ngữ khác nhau. Đặc biệt công cụ này rất hữu ích trong việc nghiên cứu các từ khoá dài trên các nền tảng tìm kiếm gồm Google, Yahoo, Bing, Youtube, App Store.

Không chỉ cung cấp các từ khoá liên quan từ từ khoá chính. Nó còn cung cấp cho bạn một lượng lớn những câu hỏi được hình thành từ từ khoá. Keywordtool.io là công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí và rất phù hợp cho những người mới bắt đầu. Nhưng để có được bộ từ khoá đầy đủ nhất thì bạn sẽ cần nâng cấp tài khoản.

Công cụ gợi ý từ khóa UberSuggest. Đây là một trong những công cụ phân tích từ khoá khá cơ bản. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc của Google autosuggest bằng cách thêm gắn thêm các chữ cái phía cuối từ khoá mà bạn truy vấn và cho ra các kết quả liên quan. Ngoài ra, việc kéo được cả những thông tin từ Google Keyword Planner. Công cụ này có thể giúp bạn có được nhiều thông tin mà không cần phải đăng ký tài khoản Google Adword.

Keyword Finder

Keyword Finder là một công cụ nghiên cứu từ khoá long-tail với giao diện sử dụng rất thân thiện. Không chỉ cho phép bạn xem được các từ khoá liên quan mà còn hiện thị đầy đủ về xu hướng tìm kiếm, khối lượng tìm kiếm, mức giá thầu và độ khoá trong SEO.

Bên cạnh đó bạn cũng sẽ nhìn thấy được những website nào đang đứng ở trang nhất của công cụ tìm kiếm google với từ khoá mà bạn truy vấn. Tuy nhiên để sử dụng được công cụ thì bạn cần phải đăng ký tài khoản và tài khoản thường sử dụng được free 3 lần/ ngày.

Keyword Revealer

Keyword Revealer là một trong những công cụ tìm kiếm từ khoá rất đáng để thử. Công cụ cho phép bạn thấy được mức độ cạnh tranh của các từ khoá, lượng search trung bình và giá thầu. Keyword Revealer cho bạn rất nhiều các gợi ý liên quan đến từ khoá truy vấn. Bạn có thể dễ dành nghiên cứu được các ý tưởng về từ khoá và lựa chọn được những từ khoá theo ý định của người mua.

Moz Keyword Explorer

Moz Keyword Explorer là công cụ nghiên cứu từ khoá của Moz. Chuyên sử dụng để nghiên cứu từ khoá trong các chiến dịch seo. Công cụ này sử dụng các dữ liệu của Google Keyword Planner,  Google Suggest  và các tìm kiếm có liên quan. Đặc biệt, trong trường hợp bạn đã có một bộ từ khoá. Bạn có thể tải lên để tìm kiếm thêm các từ khoá liên quan đến bộ từ khoá đó. Sử dụng đúng cách công cụ này sẽ giúp bạn thực hiện được một chiến dịch seo hiệu quả.

SEMrush

SEMrush như một bức tranh về từ khoá và đối thủ. SEMrush giúp bạn nghiên cứu từ khoá tương tự như các công cụ nghiên cứu từ khoá khác. Nhưng có một đặc điểm là bạn có thể theo dõi xếp hạng các từ khoá của đối thủ cạnh tranh.

Như vậy với công cụ này, bạn có thể phân tích cách đối thủ của mình và tìm kiếm được những từ khoá nào thực sự mang lại traffic cho họ. Mặc dù bản Free khá tốt. Nhưng nếu muốn có được các thông tin một cách đầy đủ nhất thì bạn nên nâng cấp tài khoản của mình.

Keyword Shitter

Một trong những công cụ tuyệt vời với để nghiên cứu từ khoá với giao diện rất thân thiện chính là Keywordshitter. Nó mang đến cho bạn những gợi ý từ khoá với chất lượng khá tốt. Tuy nhiên thì ngoài từ khoá, bạn không thể thấy được những thông số khác như mức độ tìm kiếm hay mức cạnh tranh của chúng như những công cụ nghiên cứu từ khoá khác.

Jaaxy

Jaaxy giúp bạn tìm ra những từ khoá liên quan đến từ khoá chính gồm từ khoá con và cả những từ khoá long-tails. Bên cạnh đó, nó còn cho bạn biết các thông số như số lượng các trang nhắm đến chính xác từ khoá mà bạn truy vấn. Chất lượng của các từ khoá (màu đỏ: chất lượng kém, màu xanh: chất lượng tốt).

Jaaxy không dựa quá nhiều vào Google nên cho phép bạn tìm được những từ khoá mới và tiềm năng hơn rất nhiều. Tuy nhiên phiên bản miễn phí khá hạn chế, cần được nâng cấp nếu muốn có đầy đủ các thông tin.

Hướng dẫn SEO Local Google Map

SEO Local hiện đang đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để có thể đưa địa điểm của doanh nghiệp mình lên top Google với những từ khoá mong muốn ?

Đây là một thắc mắc lớn đối với các doanh nghiệp.

Nhằm giải đáp được những thắc mắc trên cũng như giúp các doanh nghiệp có được sự phát triển tốt hơn trong con đường kinh doanh của mình. Đặc biệt sẽ rất thích hợp với những ai đang muốn tìm hiểu về kĩ thuật SEO này.

Cũng như SEO website theo từ khoá thì SEO Google Map cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây sẽ là 15 yếu tố bạn cần chú ý để có thể SEO local cho doanh nghiệp bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nếu bạn biết tối ưu chúng một cách tốt nhất thì sẽ không có lý do gì mà bạn không thể lên TOP và tất nhiên các đối thủ cạnh tranh sẽ không có cơ hội vượt mặt bạn để chiếm vị trí đắc địa trên công cụ tìm kiếm Google.

Lựa chọn danh mục

Bạn cần phải cân nhắc lựa chọn danh mục chính xác, gần nhất với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

Địa chỉ truy vấn của người dùng

Trong trường hợp nếu người dùng tìm kiếm ở khu vực gần với địa điểm đăng kí của doanh nghiệp bạn thì tất nhiên các kết quả Google Map ở khu vực này sẽ được ưu tiên hiện thị. Hay nói đơn giản thì Google sẽ ưu tiên người truy vấn có địa chỉ ở cùng thành phố với doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên đây lại là một yếu tố khách quan mà bạn không thể tối ưu được.

Số lượng website nhắc đến doanh nghiệp của bạn

Đây là cách để Google xác nhận xem địa điểm doanh nghiệp của bạn là có thật hay không. Khi số lượng website nhắc đến doanh nghiệp bạn được gia tăng đồng nghĩa với việc có nhiều người biết đến doanh nghiệp của bạn và khi đó sự tự tưởng của Google đối với doanh nghiệp là cao hơn.

Thêm thành phố, địa điểm vào Page Title

Khi SEO local thì bạn sẽ phải chú ý đến yếu tố này. Đây là nơi mà người sử dụng sẽ click vào do đó Page Title là rất quan trọng trong việc làm SEO và nó sẽ là một điểm cộng không hề nhỏ giúp bạn SEO dễ dàng hơn.

Chất lượng của các website nhắc đến doanh nghiệp của bạn

Điều này tương tự như backlink, khi doanh nghiệp của bạn được xác nhận bởi những trang web chất lượng. Có độ uy tín cao thì Google sẽ đánh giá địa điểm doanh nghiệp của bạn chất lượng.

Địa chỉ trùng khớp trên website

Bạn không nên bỏ qua điều này vì Google ngày càng trở nên tỉ mỉ và không khó để Google có thể biết được rằng địa chỉ của doanh nghiệp bạn trên Google Bussiness và website có trùng nhau hay không. Tất nhiên sẽ rất tốt nếu chúng trùng khớp với nhau và ngược lại.

Thứ hạng trang web của bạn

Đây là một yếu tố tác động khá lớn đến thứ hạng Local Map của doanh nghiệp bạn. Trong trường hợp thứ hạng website của bạn tốt và ở top tìm kiếm thì chắc chắn nó sẽ là một liều thuốc bổ giúp cho địa chỉ Map của bạn cũng lên top theo một cách nhanh chóng.

Trang Google Local được xác nhận trước khi thực hiện SEO Local

Sau khi đã đăng kí thành công địa điểm trên Google Map thì bạn cần phải được xác minh. Nếu không thì việc thực hiện local seo google map cho doanh nghiệp bạn sẽ trở nên rất khó khăn.

Số lượng Review

Mặc dù đây là một yếu tố khách quan nhưng bạn vẫn có thể tối ưu bằng cách nhờ bạn bè đánh giá cho địa điểm của bạn. Hãy tận dụng cơ hội để có được những đánh giá tốt nhất nhé !

Tối ưu hoá từ khoá trên tên doanh nghiệp

Bạn nên thêm vào cho mình một vài từ khoá vào tên doanh nghiệp trên địa điểm Google của bạn để tối ưu một cách tốt nhất.

Số lượng link liên kết từ các trang có cùng địa điểm

Nếu bạn có càng nhiều những link từ các site có cùng địa điểm địa lý với bạn thì đây là một điều tốt. Một ví dụ như doanh nghiệp bạn ở TP.HCM và bạn có nhiều backink tại đây hoặc liên quan đến khu vực này thì càng tốt.

Vì vậy nếu đang seo local tại TP.HCM thì bạn nên tập trung lấy backlink từ những trang đang hoạt động tại đây.

Thêm Meta GEO vào trong thẻ <head></head>của website

Thẻ GEO nhằm khai báo chính xác tọa độ của doanh nghiệp của bạn. Nó hoạt động giống như thẻ meta keyword trước đây, khi mà các bạn muốn khai báo và tối ưu trên tất cả cá trang của mình.

Khoảng cách từ địa điểm doanh nghiệp đến Pin Marker

Đây là yếu tố quyết định đến việc điạ điểm Local map doanh nghiệp của bạn có xuất hiện trên Google khi được tìm kiếm hay không. Đây cũng là một yếu tố khách quan và bạn không thể tối ưu nó.

Backlink trỏ về từ các trang có chủ đề

Tương tự như khi SEO từ khoá cho website, hiện nay Google ngày càng đánh giá cao những backlink có cùng chủ đề với nhau. Điều này sẽ tạo được sự thuận lợi trong quá trình làm local seo google map.

Mã bưu chính cần khớp với địa phương

Đây cũng là yếu tố đáng quan tâm, bạn cần nhập đúng mã bưu chính khi khai báo thông tin trên trang Google doanh nghiệp. Khi bạn đảm bảo được những yếu tố trên thì chắc chắn bạn sẽ dễ dàng đưa được địa điểm của mình lên top tìm kiếm của Google.

Trong trường hợp bạn đang tìm kiếm cho doanh nghiệp mình một đơn vị triển khai SEO Map Google chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với Headle SEO. Để trước khi có thể SEO Local, bạn cần phải xác minh chủ sở hữu Map. Xem ngay “dịch vụ xác minh Google Map” ngay tức thi của Headle.

Tham khảo thêm các chủ đề hấp dẫn như seo, kỹ thuật seo, kỹ thuật chụp ảnh, quay phim, dịch vụ video,...Tại website: https://seotukhoa.com.vn/

Những cách thu hút người khác truy cập website của bạn.

Đăng nhận xét