Các bạn có kinh nghiệm nhiều, chăm chỉ, cần cù mất hàng tháng trời thậm chí cả năm để đẩy các từ khóa SEO lên top, rồi một ngày đẹp trời bạn phát hiện ra từ khóa của mình đột nhiên mất tiêu top. Vậy cách khắc phục nguyên nhân từ khóa tụt hạng như thế nào là bài viết mà bạn cần phải quan tâm và tìm hiểu dù chỉ một lần.
Bí quyết SEO website cho người mới bắt đầu
Để tối ưu hóa website WordPress trên Google, Bing hay Yahoo, một giao diện với theme bắt mắt là chưa đủ. Thậm chí, yếu tố này cũng chẳng đóng vai trò quan trọng bằng việc tập trung vào các thẻ alt, tên file ảnh, từ khóa (keyword) và thiết kế web.
1. Tối ưu hóa nội dung thật tốt
Tối ưu hóa các yếu tố khác chỉ hiệu quả khi kết hợp với nội dung có tính duy nhất và chất lượng.
Nội dung cần chứa các từ khóa mà làm nổi bật được thông điệp bạn muốn truyền tải.
Nội dung cần dễ hiểu và dễ đọc.
Sử dụng các từ khóa một cách khôn ngoan, tránh spam từ khóa.
Nội dung cần hướng tới người đọc chứ không phải là các công cụ tìm kiếm.
2. Chèn backlink vào bài viết
Backlink là liên kết được trả về từ website khác tới website của bạn. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của SEO Offpage.
Trao đổi backlink với các website liên quan tới những chủ đề bài viết và các website có thứ hạng cao.
Liên kết các trang trên website với nhau nhưng chỉ thực hiện khi chúng có sự liên kết. Tránh việc link hết từ trang này sang trang khác.
3. Chú ý tới cách đặt tên cho hình ảnh
Google cũng sử dụng hình ảnh như là một yếu tố để xếp hạng cho website WordPress.
Google hiển thị hình ảnh và mô tả trên trang kết quả tìm kiếm (chỉ bao gồm các hình ảnh liên quan tới bài viết).
Các từ khóa cũng nên được đưa vào mô tả và tên hình ảnh, tránh đặt tên theo kiểu DSC93948.jpg.
Đừng quên thêm thẻ alt và thẻ tiêu đề cho hình ảnh.
4. Sử dụng permalink ngắn, bao gồm cả từ khóa
Permalink là thuật ngữ chỉ đường dẫn thân thiện với người dùng và các công cụ tìm kiếm.
Thay vì đặt link kiểu http://yourwebsite.com/page-id?495/, hãy sử dụng http://yourwebsite.com/andre-agassi-new-york/.
Chú ý, link cũng nên chứa từ khóa, tranh đặt các từ không quan trọng vào link.
5. Sử dụng các theme (chủ đề) tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm
Một vài theme sử dụng nhiều code để tạo layout và thiết kế. Càng nhiều code thì mật độ từ khóa và nội dung càng ít.
Theme có hiệu suất hoạt động tốt (load trang nhanh, ít hình ảnh, video, nhạc) thì càng tốt cho quá trình Google xếp hạng website của bạn.
6. Tạo bản đồ trang (sitemap) ở định dạng XML
Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng các plugin như Google XML Sitemaps, Website Optimizer hay Webmaster Central.
7. Làm nổi bật các nội dung hoặc từ khóa quan trọng
Chú ý tận dụng các thẻ Heading (H1 đến H6) nhưng đừng lạm dụng. Thêm từ khóa chính hoặc các từ khóa phụ vào những thẻ này để tăng mức độ nhận dạng bài viết/website với các công cụ tìm kiếm.
8. Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội và các website khác
Bên cạnh quảng cáo cho các nội dung trên site, bình luận trên website, bạn cũng nên quảng bá cho các website hoặc bài viết khác bạn thích. Bởi một ngày nào đó, họ cũng sẽ quảng cáo cho website của bạn.
9. Tránh gian lận
Đừng sử dụng các kỹ thuật SEO mũ đen (black hat) hoặc sao chép một website cơ bản rồi đặt nó với một URL khác.
Google hoàn toàn có thể phát hiện ra những trò lừa đảo này và có thể khiến web của bạn “xuống dốc không phanh”.
10. Đừng sử dụng Flash
Flash gần như không được phát hiện bởi các công cụ tìm kiếm, thay vì thế, hãy sử dụng WordPress.
Một trong những cách nhanh và dễ nhất để tối ưu hóa thứ hạng trang là tải và cài đặt một SEO plugin, chẳng hạn như Yoast SEO. Tuy nhiên, lý tưởng và lâu dài vẫn là tạo ra các nội dung chất lượng, duy nhất và hữu ích cho người đọc. Có thế, website của bạn mới dễ dàng hấp dẫn các công cụ tìm kiếm và có thứ hạng cao, bền vững.
Nguyên nhân dẫn đến từ khóa SEO bị tụt hạng
1. Do copy nội dung của người khác
Nhiều bạn khi làm SEO chưa thực sự biết cách viết content thế nào sao cho hấp dẫn thu hút người dùng, thường đi copy bài viết (content) của người khác về sửa thành nội dung của mình. Các bạn không biết rằng Google đủ thông minh có nhiều thuật toán để kiểm tra nội dung của bạn có phải đang copy hay không. Nếu bạn muốn sử dụng cách này thì tốt nhất bạn nên nên chọn lọc nhiều ý tưởng hay nhất của những đối thủ đang đứng top và rồi viết lại theo cách của bạn hoặc gộp chúng lại với nhau thành một bài viết thì sẽ tốt hơn. Như vậy bài viết của bạn không bị trùng lặp. Nó sẽ tốt đối với công cụ tìm kiếm còn với người dùng thì làm cách này không hiệu quả cho lắm.
2. Trao đổi hoặc mua bán link
Nhiều website mới ra đời chưa có độ uy tín cũng như tuổi thọ tên miền thấp, một số bạn đã nôn nóng muốn đưa từ khóa lên top ngay lập tức bằng cách bỏ tiền mua link, trong khi nội dung của web thì không có gì hoặc cập nhật một cách không đồng đều. Chính điều này làm cho Website của bạn dễ bị dính thuật toán của google bởi số lượng link của bạn khi mua về quá nhiều không cân đối so với nội dung trên website của mình. Ngoài ra tỉ lệ người dùng truy cập không tương xứng sẽ khiến Web của bạn dế dính thuật toán hơn.
3. Viết nội dung không liên quan đến chủ đề
Điều mà khiến cho các SEOer đều cảm thấy khó khăn nhất chính là việc viết nội dung thế nào cho hợp lý và thu hút được độc giả. Nhiều bạn vẫn viết nội dung theo kiểu tự suy nghĩ ra hoặc viết theo kiểu chắp vá gom gộp nội dung của người khác. Vì thế khi từ khóa của bạn có lên TOP nhưng tỉ lệ người đọc sẽ không có cảm hứng xem tiếp và thoát ra ngay, cũng sẽ khiến cho thứ hạng từ khóa của bạn bị tụt. Vì vậy trước khi viết nội dung hãy nghiên cứu kỹ người dùng đang muốn tìm kiếm thông tin như thế nào hoặc muốn tìm hiểu gì trong website của bạn, tốt nhất bạn nên đặt mình vào vị trí người dùng, bạn sẽ biết được mình cần viết nội dung như thế nào để người đọc quan tâm đến bài viết của bạn.
4. Xây dựng link quá nhanh
Việc xây dựng hệ thống link quá nhanh cho website mới cũng dế khiến cho Web của tụt dốc nghiêm trọng. Điều này thì thường các bạn mới bắt tay vào nghề SEO gặp phải. Các bạn muốn từ khóa của mình lên TOP nhanh, không muốn tốn nhiều thời gian để viết nội dung cho nó thì thường đẩy từ khóa theo kiểu như vậy. Cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn nhưng link chất lượng và chỉ đi với một số lượng khiêm tốn cho những từ khóa phụ ví dụ 1 ngày bạn chỉ đi 1 - 5 link/một bài viết cho từ khóa phụ mà thôi. Tránh việc đi quá nhiều, đi 1 cách không kiểm soát được sẽ khiến cho bạn bị đánh giá là spam link ảnh hưởng đến website.
Cách khắc phục từ khóa bị giảm thứ hạng
Để khắc phục vấn đề đó có rất nhiều cách, qua kinh nghiệm làm SEO và cũng từng gặp phải trường hợp đó.
• Website phải được cập nhật nội dung bài viết ít nhất một bài trên ngày để google thường xuyên vào thăm website của bạn.
• Nội dung cho website chính phải tự viết quan trọng là hay và chuẩn SEO.
• Xây dựng liên kết nội bộ (internal link) chặt chẽ, hợp lí.
• Không backlink quá nhiều trong một thời gian ngắn.
• Mua bán link một cách phù hợp.
• Viết nội dung đúng chủ đề, rõ ràng, lôi cuốn, đặt từ khóa chính, từ khóa phụ một cách tự nhiên.
Tại sao website được xếp hạng nhưng homepage vẫn không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm?
1. Bạn không làm thương hiệu quyết liệt
Lý do hàng đầu cho việc homepage không được xếp hạng (rank) khi các trang khác trên web lại có thứ hạng tốt là do bạn thiếu một chiến lược thương hiệu mạnh mẽ. Homepage sẽ được rank dựa trên độ mạnh của tên thương hiệu và chất lượng nội dung trên trang này. Nếu như homepage không có nhiều nội dung (điều mà rất nhiều site không hoạt động dưới dạng blog mắc phải) thì việc nó có được rank hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả làm thương hiệu.
Chẳng hạn, hãy nhìn vào website Technorati. Homepage của nó chỉ có vài trăm từ và một vài hình ảnh nhưng nó vẫn được rank bởi vì đây là một site đã xuất hiện từ lâu và có tên thương hiệu mạnh. Tuy nhiên, nếu không có hàng ngàn backlink và tên site phổ biến như vậy thì homepage này sẽ không bao giờ được xếp hạng.
Nếu site của bạn không có một lượng lớn backlink đủ để đẩy từng trang lên trang nhất kết quả tìm kiếm và homepage không có nhiều nội dung thì bạn cần thực hiện chiến lược thương hiệu mạnh mẽ. Mặc dù vậy, bạn cũng cần tập trung vào việc tối ưu hóa các từ khóa liên quan đến bản thân thương hiệu chứ không phải là nội dung trên homepage.
2. Homepage không có nội dung
Bản thân điều này cũng là một vấn đề. Đa phần các blog đều có homepage hiển thị những bài viết gần đây nhất. Một số site khác có homepage có thanh điều hướng, thư mục nội dung và link sản phẩm nhưng thực sự không có nhiều nội dung trên đó. Những homepage này rất khó để được xếp hạng.
Hiện nay, Google tập trung gần như toàn bộ vào nội dung. Có bao nhiêu người thực sự sử dụng Google để tìm một homepage? Trừ khi đang tìm kiếm tên một thương hiệu cụ thể còn không thì nhiều khả năng, họ sẽ tìm một vài thông tin cụ thể liên quan đến mục đích của họ. Cả hai trường hợp này khả năng đều liên quan đến trang phụ hơn là trang chủ.
Một giải pháp đó là homepage nên có một mô tả rõ ràng về website sẽ đề cập đến cái gì và bạn sẽ viết về những chủ đề nào. Hãy coi trang chủ như là một phiên bản nhỏ hơn của trang “About us” vậy. Thực tế, nếu như homepage không có thứ hạng tốt thì khả năng là trang About sẽ được xếp hạng tốt hơn.
3. Quá nhiều nội dung dạng media trên homepage
Nếu homepage có nhiều nội dung nhưng vẫn không được xếp hạng thì khả năng vấn đề là do định dạng nội dung. Google không index cho video, bởi vì công nghệ vẫn chưa đạt đến điểm mà nó có thể hiểu được nội dung và ngữ cảnh của video. Trên YouTube, khả năng này mới chỉ ở mức rất cơ bản và kết quả là một hệ thống caption tự động đầy lỗi.
Google cũng sẽ không index cho các nội dung dựa trên hình ảnh. Nếu homepage chứa nhiều hình ảnh có kèm text, đặc biệt là khi bạn làm điều này bằng cách sử dụng typography mong muốn homepage có tính độc đáo thì hãy dừng lại ngay. Đây là chiến thuật web 2.0 cực kỳ cũ kĩ và rất khó để Google xâm nhập nó. Thêm nữa, những ngày này, bạn có thể sử dụng HTML5 và CSS3 kết hợp để tạo ra một thiết kế bạn muốn mà có thể đọc được bởi Google, ít nhất miễn là khi text vẫn còn quan trọng.
Nội dung Flash cũng là một vấn đề khác. Đây là cách mà nhiều website sử dụng để tạo các nội dung động nhưng vài năm qua nó đã bộc lộ nhiều lỗ hổng bảo mật khiến cho không ít các website đã quyết định dừng chạy Flash tự động và bổ sung các yêu cầu cấp phép để chạy. Đây là cách đo lường bảo mật tuyệt vời nhưng nó sẽ không tốt cho các site dùng Flash để cung cấp nội dung hay bất kỳ một mạng quảng cáo nào cung cấp quảng cáo dựa trên Flash.
4. Bạn vừa thiết kế lại trang
Khi có một sự thay đổi trên giao diện site thì điều này có nghĩa, Google sẽ phải index lại trang web của bạn và phân loại lại nó theo thuật toán. Thứ hạng sẽ tăng và giảm, đôi khi rất đáng kể, trong khi tiếp tục làm rõ bạn nên ở vị trí nào trong trật tự mới. Trong các trường hợp này, homepage có thể không được hiển thị trên trang tìm kiếm nhưng sau một thời gian, nó sẽ xuất hiện trở lại. Nói chung, việc index lại của Google không kéo dài quá lâu và tối đa là chỉ một tuần.
5. Bạn vi phạm các quy tắc sử dụng (Usability Rules)
Google có nhiều quy tắc sử dụng và đấy là cách tốt nhất để đảm bảo người dùng web có những trải nghiệm tốt nhất có thể.
Điều này không phải nói rằng Google đang tác động trực tiếp tới thiết kế web. Tuy nhiên, nó muốn ám chỉ rằng Google có những quy tắc thích hợp để phân biệt một site có thiết kế tốt với một site có thiết kế xấu.
Một thiết kế giao diện xấu chẳng hạn như khó click vào link, text quá nhỏ hoặc khó đọc, nhiều media trên trang chủ, màu tối, font cũ, layout không tối ưu hóa.
Đây là một trong những lỗi kỹ thuật có thể gây ra vấn đề nhưng hiếm khi được giải quyết. Cụ thể, có thể trong quá trình thiết kế web, vì muốn xem trước trang nên bạn đã thêm noindex vào và quên bỏ nó ra sau khi hoàn thành. Do vậy, Google không thể nhận dạng được tình trạng của web.
Có một số cách xác định liệu có phải bạn đã noindex nội dung hay không. Đầu tiên với thẻ meta trên trang, hãy nhìn vào dòng code đầu tiên, trước body, trong header => “meta name=”robots” => nếu có content=noindex thì điều này có nghĩa công cụ tìm kiếm sẽ bỏ qua không xếp hạng cho trang đó.
Bạn cũng có thể kiểm tra ở các vị trí khác. Một số site không sử dụng meta directive cho robot, chúng sử dụng một file độc lập có tên robots.txt. Nói chung, file này được đặt trong thư mục robot cho website, kiểm soát các directives nofollow và noindex cho từng trang riêng. Ví dụ, nếu bạn muốn chặn tất cả các traffic dựa trên robot trên site, bạn cần có một user-agent: * line.
Line này sẽ cho các directive tiếp theo biết là chúng áp dụng cho tất cả các robot. Nếu chỉ muốn chặn một robot cụ thể, hãy sử dụng user-agent: googlebot hoặc bất cứ một tên nào khác mà bạn muốn chặn.
Dưới đó, bạn sẽ thấy có một line “disallow: /” dùng để chặn bot từ một URL cụ thể. Trong trường hợp này, nó chỉ là một /, nghĩa là mọi thứ trên domain sau dấu gạch chéo, ví dụ www.example.com/, mỗi trang trên site sẽ bị cấm.
7. Bạn thiếu các liên kết và Brand Mention (Tần suất nhắc đến thương hiệu)
Đa phần các vấn đề được đề cập ở trên chỉ là vấn đề nhỏ. Những site lớn có thể bỏ qua những điều trên đơn giản bởi vì sức mạnh của các link trỏ về chúng quá lớn, thời gian và độ đa dạng của các loại nội dung và “tuổi thọ” của SEO mũ trắng. Những site nhỏ hơn không có được điều này sẽ rơi vào trạng thái bấp bênh hơn.
Tuy nhiên, vấn đề này không dễ giải quyết bởi mặc dù việc có nhiều link trên site và link trỏ về site là quan trọng nhưng bạn không thể “spam” người đọc bằng hàng loạt liên kết trên trang để rồi mong đợi sẽ có được điều bạn muốn.
Vậy thì làm thế nào để kéo link về homepage và tăng độ mạnh của thương hiệu? Hãy bắt đầu với chiến dịch guest blogging, kết nối với các kênh marketing trả phí hoặc quảng cáo trên mạng xã hội. Có rất nhiều lựa chọn và bạn nên thử tất cả.
8. Homepage của bạn đã bị sao chép
Đây là trường hợp hiếm khi xảy ra nhưng nó vẫn có thể. Khả năng homepage của bạn đã bị sao chép khiến nó có thứ hạng rất thấp hoặc không được xếp hạng.
Nói chung, Google có thể nhận dạng kiểu tấn công này bởi vì dựa trên ngày site được index, Google có thể nhận biết được trang nào đã xuất hiện trước.
Vấn đề ở đây là nếu bạn không được index vì lý do nào đó, nếu bạn thay đổi URL và không thực hiện redirect (chuyển tiếp) phù hợp hoặc nếu chúng nỗ lực sao chép site của bạn trước khi bạn thực sự được index lần đầu tiên thì Google có thể nhận dạng nội dung của bạn xuất hiện sau và bạn buộc phải thay đổi nội dung để khiến nó trở nên độc nhất.
Tại sao nên xuất bản/đăng lại các bài viết cũ?
1. Các nội dung cũ có thể thu hút thêm được traffic nhưng chúng có thể đã lỗi thời
Khi ai đó tìm kiếm bài viết của bạn trên Google, họ sẽ có ấn tượng xấu về bạn và sản phẩm của bạn nếu bài viết không còn tồn tại nữa, nghĩa là link bài viết bị hỏng. Đây hoàn toàn là điều chẳng ai muốn cả và cũng không phải là hình ảnh mà bạn muốn để lại trong lòng người đọc.
Do vậy, cập nhật lại nội dung, kiểm tra các thông tin liên quan từ URL cho đến hình ảnh là điều vô cùng cần thiết. Nếu tạo ra được những thay đổi lớn, liên quan và có ý nghĩa cho bài viết cũ thì nghĩa là bạn đã có thêm cơ hội để kéo thêm nhiều traffic về cho blog của mình.
2. Nội dung mới sẽ rất khó để được hiển thị trên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm
Hơn 91% nội dung mới không thể vươn đến trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Do vậy, giả sử bài viết cũ của bạn đã nằm ở vị trí đầu tiên ở trang kết quả thứ hai, nếu bỏ qua nó thì bạn đã bỏ lỡ tất cả lượng traffic mà mình đã có được.
Bằng cách kiểm tra, cập nhật và xuất bản lại bài viết cũ, bạn đã có cơ hội có thêm nhiều lượt chia sẻ và liên kết tới bài viết đó nhiều hơn, nghĩa là bạn có nhiều cơ hội hơn để lọt vào top nội dung nằm trên trang đầu tiên của danh sách kết quả tìm kiếm.
Nếu chỉ tập trung vào nội dung cũ thì khả năng để có chỗ đứng trên trang này thậm chí là bằng không.
3. Nếu đó là bài viết theo xu hướng thì việc cập nhật nó thường xuyên là điều cần thiết
Nếu bài viết cũ là nội dung theo xu hướng thì bạn nên cập nhật nó thường xuyên theo các thay đổi của xu hướng đó, chẳng hạn như các nội dung có liên quan đến ngày lễ, kỷ niệm hay sự kiện.
4. Nội dung cũ vẫn còn hữu ích cho những người dùng hiện tại và người dùng mới
Nếu một bài viết cũ vẫn còn hữu ích, bất kể nó được xuất bản vào thời gian nào thì việc chỉnh sửa và cập nhật lại cũng sẽ rất có lợi. Bởi lẽ, không phải ai cũng đã từng có cơ hội được đọc nội dung đó và với những nội dung có giá trị lâu dài, thiết thực thì người dùng sẽ không ngần ngại chia sẻ thêm một lần nữa.
5. Thuật toán của Google liên tục thay đổi
Google liên tục công bố những thay đổi liên quan đến thuật toán và một sự thay đổi đáng kể nhất trong vài năm trước đó là gã tìm kiếm khổng lồ đã chuyển hướng sang phân tích nội dung ngữ nghĩa (semantic analysis). Giờ đây, Google không chỉ tập trung tìm kiếm những nội dung khớp với từ khóa mà nó còn cố gắng để hiểu nội dung đó đề cập đến vấn đề gì.
Do vậy, tốt nhất là bạn nên tập trung vào chủ đề hơn là từ khóa để phát triển các bài viết với từ khóa liên quan và đa dạng nội dung trên blog. Điều chỉnh các bài viết cũ với thuật toán là cách thông minh nếu bạn muốn kỳ vọng có một thứ hạng tốt trên trang tìm kiếm.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ về sơn đảm bảo uy tín chất lượng cao sơn lót chống rỉ, sơn nền nhà xưởng cho các nhà máy, cung cấp giải pháp tư vấn thi công sơn, bán lẻ các dòng sản phẩm epoxy được ưa chuộng trên thị trường, là một địa chỉ thi công sơn đáng tin cậy...
Với gần 10 năm kinh nghiệm Kim Loan vẫn từng bước vững chắc dần khẳng định và xây dựng thương hiệu trên thị trường cung cấp vật liệu xây dựng cũng như trong lĩnh vực thi công lắp đặt công trình.
Công ty Sơn EPOXY Kim Loan chuyên sơn lót chống rỉ và sơn nền nhà xưởng cho các nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp ở tp Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận với các dòng sơn SƠN KLC, SƠN RAINBOW, SƠN ICI, SƠN NIPPON, SƠN EXPO, SƠN SEAMASTER, SƠN KOVA, SƠN BẠCH TUYẾT, .. Chúng tôi cam kết bán sơn chính hãng, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng !
Dc: 147 Đường 28 , Phường 6, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 028.2200.7114 – 028.2200.9114 – 028.3895.2999 – 028.3559.4447
0982.999.866 – 0909.268.320 Fax : 028.3895.3999 – 028.3559.4447
Info@sonklc.com – Info@sonnuockimloan.com
Website: https://www.thicongson.net/