Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Làm sao để phân tích và lựa chọn từ khóa phù hợp

SE luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp, chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó...
Quá nhiều từ khóa trong một trang sẽ làm loãng mật độ cũng như hiệu quả của các từ khóa chính dành cho trang đó. SE luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp, chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó.



Từ khóa là gì?

Rất đơn giản. Từ khóa là tất cả những gì khách hàng gõ, nhập vào ô tìm kiếm của Google. Nó có thể là một từ, cụm từ hay cả câu. Mỗi người có một cách tìm kiếm khác nhau vì thế khá khó khăn cho SEOer để tìm ra những từ khóa có thể kết nối được website với đúng người tìm kiếm.

Trước khi đọc tiếp bài viết này bạn hãy trả lời câu hỏi sau?

Bạn muốn có một ngàn khách hàng truy cập vào website với chỉ một từ khóa hay Bạn muốn một ngàn khách hàng truy cập qua một ngàn từ khóa. 

Nếu thấy khó trả lời thì cũng không sao, có rất nhiều người giống bạn. Hiện giới SEO vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề này. Rất nhiều lần ad được hỏi “ Đạt được vị trí cao (Một trong top 3) với một từ khóa phổ thông, có nhiều người tìm kiếm tốt hay đạt được thứ hạng cao với nhiều cụm từ khóa nhưng có ít người tìm kiếm hơn sẽ tốt hơn.

Câu trả lời là: Phụ thuộc vào nội dung và mục tiêu của bạn. Một số site có thể được miêu tả dưới cả trăm cụm từ khóa khác nhau, một số site lại chưa có đến 5 hay 10 cụm từ khóa thích hợp nhất.

Từ khóa phổ thông, nhiều người tìm kiếm đồng nghĩa bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để tối ưu website, xây dựng backlink hơn để có thành công trong TOP đầu. Nếu bạn là một người mới, rất thuận lợi nếu bạn chú trọng vào phát triển những từ khóa ít cạnh tranh hơn. Thành công với những từ khóa ít cạnh tranh sẽ làm tăng sự tin tưởng cho bạn để phát triển những từ khóa có độ khó cao, cạnh tranh lớn và có nhiều người tìm phổ thông hơn.

Trong bài viết này ad sẽ chủ yếu giới thiệu về “long tail keyword – những từ khóa dài”để hướng đến mục tiêu cạnh tranh ít nhưng sẽ là những từ khóa rất tốt cho site của bạn và đưa website của bạn lên TOP nhanh chóng với các từ khóa này. 

5 bước phân tích & chọn lọc từ khóa long tail chuẩn xác

Bước 1: Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của bạn

Hãy đặt các câu hỏi như: Website của bạn bán gì? Những ai sẽ là khách hàng mục tiêu của bạn? Sản phẩm/Dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề gì của khách hàng?

Suy nghĩ và viết ra các câu trả lời, ghi lại những cụm từ chính.

Bước 2: Nắm được khách hàng của bạn cần gì? 

Bạn hãy tự tìm kiếm xem khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ sẽ mua gì, sử dụng dịch vụ gì của bạn? Những thắc mắc, phàn nàn của họ là gì? Họ thích gì và sợ gì? Dự đoán khi tìm kiếm giúp đỡ hay sản phẩm, dịch vụ của bạn họ sẽ tìm từ khóa gì?

Đương nhiên nói sẽ dễ hơn là làm. Vấn đề chính là ở bạn. Bạn gần như biết tất cả về dịch vụ, sản phẩm và thị trường của bạn. Những tiếng lóng, ngôn ngữ trong nghề được bạn sử dụng hàng ngày, nên khi bạn dùng để tìm kiếm, bạn chỉ sử dụng rất ít từ khóa và hầu như là những từ khóa rất rất chính xác, tập trung, đúng vấn đề. Chính điều đó sẽ khiến bạn thất bại trong việc tìm những ý tưởng khác về từ khóa.

Một ví dụ để thấy rõ hơn theo bạn thì từ khóa nào là từ khóa phổ thông nhất trong các từ này: “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá”.

Tra 2 từ “vé rẻ” và “vé giá rẻ” bạn sẽ thấy Jetstar đứng ngay đầu. Việc vượt qua họ là rất khó. Sao không nghĩ đến việc phát triển từ “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá” và đặt mục tiêu là TOP 1 cho phòng vé của bạn.

Ở đây bạn phải hiểu đối tượng tìm vé giá rẻ là ai và quá trình tìm kiếm của họ: phần lớn khách hàng sẽ là những người đi du lịch, công tác muốn tiết kiệm chi phí đi lại. Ban đầu họ tìm “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, họ tìm và tìm, rồi chắc chắc là toàn thông tin về vé của Jetstar (nó đã rẻ hết cỡ các đại lý không thể giảm hơn, và cũng không muốn giảm – Jetstar là hay lỡ chuyến để dồn khách mà). Đương nhiên là không tìm thấy thông tin ở đâu khi mức giá các phòng vé là như nhau. Rồi họ sẽ nghĩ đến khuyến mãi, hay giảm giá. Nếu website của bạn đứng đầu với các từ khóa này và có đợt vé giảm giá, hay đang có đợt khuyến mãi, giảm chỉ rẻ hơn một chút so với các phòng vé khác, họ sẽ gọi bạn 100% .

Ví dụ khác. Bạn đang thắc mắc để làm sao website của bạn có được vị trí cao hơn trên máy tìm kiếm, rất có thể bạn sẽ tìm những từ giống như “SEO”, “quảng bá website”, “nâng cao thứ hạng website” rồi “tăng traffic website”, ‘”thu hút khách hàng vào website”,… và có hàng loạt các website viết về SEO hiện ra, và bạn phải đọc, đọc và tìm hiểu. Chắc chỉ một số ít trong các bạn tìm từ khóa “phần mềm SEO”, “phần mềm làm SEO” – thứ có thể sẽ có ích cho bạn hơn là đọc các bài viết, chỉ dẫn.

Một ví dụ khác với khách hàng thực tế và gần nhất của tôi. Một khách hàng làm về dịch vụ vận tải, chuyển nhà, chuyển văn phòng. Họ có nhu cầu phát triển các từ khóa: “Taxi tải”, “chuyển nhà trọn gói”, “chuyển văn phòng trọn gói”. Sau khi thảo luận và tư vấn tôi có kế hoạch sẽ phát triển vòng vèo một chút. Kế hoạch của tôi là phát triển những từ khóa dài và dễ hơn, sau đó những khách hàng đã tìm đến những từ khóa này một cách ổn định thì tôi sẽ phát triển các từ khóa ngắn và phổ thông hơn.

Lấy từ “taxi tải”làm ví dụ. Nếu chọn và phát triển ngay từ taxi tải để vào TOP 5 sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức. Nên tôi sẽ phát triển các từ khóa xoay quanh từ “taxi tải”như: “cho thuê taxi tải” + “Thuê taxi tải” +”thuê taxi tải chuyển nhà” + “thuê taxi tải chuyển hàng”và mục tiêu là lên TOP 3 – 1. Bây giờ bạn tra có thể thấy http://dichvuvanchuyen.com.vn ở TOP 1 – 3 với các từ khóa bên trên và thực tế tôi làm nó lên mức đó chỉ trong vòng 2 – 4 ngày.

Một website mới và chọn lựa đúng từ để phát triển, bạn hoàn toàn có thể lên vị trí cao trong Google khá nhanh. Hãy luôn ghi nhớ là mục tiêu trong TOP 1-3 sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.


Vẫn ví dụ trên. Nếu bạn chuẩn bị chuyển nhà, bạn cần tìm kiếm hãng taxi tải. Bạn sẽ đánh gì trên Google? Thuê taxi tải ở đâu? Các hãng taxi tải tại hà nội, hãng taxi tải tốt nhất, hãng taxi tải nào tốt? Các hãng taxi tải ở hà nội, hồ chí minh? Danh sách các hãng taxi tải? Dịch vụ taxi tải nào tốt? Đó là một số cụm từ lướt qua trong đầu tôi.

Bước 3: Sử dụng các công cụ để tìm từ khóa 

Cách tìm: Các bạn tra trên Google về các công cụ này, tạo tài khoản trên website đó và gõ các từ khóa bạn muốn tìm. Các công cụ này sẽ đưa ra danh sách các từ khóa. Bạn có thể ghi lại hoặc save lại ra file Excel.

Công cụ trả tiền: Wordtracker, Keyword Discovery, Keyword Analytics,… bạn sử dụng từ khóa tiếng việt thì nhưng công cụ này không đạt được hiệu quả cao, và nó cũng khá đắt.

Công cụ miễn phí: Google External Keyword tool – Đây là công cụ miễn phí và khá mạnh. Tuy nhiên google chỉ cho ta biết số lượng tìm kiếm dự đoán chứ không phải số liệu thực tế. Sử dụng Google External Keywordtool rất hay ở chỗ bạn sẽ tìm được các từ khóa liên quan và các từ khóa của website đối thủ. Google liệt kê ra hết cho bạn, bạn chỉ cần download về 1 file excel để chỉnh sửa lại.

Phần mềm SEO: Có một số phần mềm cho phép bạn tìm từ khóa và check từ khóa của các đối thủ cạnh tranh như SEO Elite 4, SEO Studio. Bạn có thể tìm ở trên mạng các bản trial để dùng thử, có crack của các bản cũ hơn, nếu bạn muốn xài nó thường xuyên. Các phần mềm đều có video hỗ trợ nên tôi không đề cập đến nhiều ở đây.

Hỏi bạn bè: Đây là một cách khá hiệu quả. Việc bạn biết rõ về sản phẩm hay dịch vụ của mình làm bạn chỉ tập trung vào một số từ khóa mà quên đi việc những người biết ít hơn sẽ tìm như thế nào. Hãy hỏi bạn bè và những người biết ít hơn bạn về sản phẩm, dịch vụ của bạn, xem họ tìm bằng những từ khóa nào.

Tham khảo các website trong TOP: Hãy xem từ khóa của TOP 3 website đầu tiên để chọn từ khóa thích hợp với bạn. 60-80% khách hàng sẽ vào 3 site đầu tiên. Theo sau họ có thể là một lựa chọn không tồi.

Suggestion Search của Google Toolbar: Bạn có thể chú ý khi chúng ta mtì một từ khóa trên Google, các từ khóa có nhiều người tìm và được tìm kiếm gần đây nhất sẽ được đề nghị tìm. Nếu chú ý bạn có thể thấy khá nhiều cụm từ khóa dài được google đưa vào hỗ trợ người tìm kiếm.

Sử dụng Google Analytics để chọn lựa từ khóa: Google cung cấp GA cho phép chúng ta có thể check được nguồn khách hàng truy cập vào website đồng thời cho phép chúng ta biết được khách hàng tìm đến website chúng ta qua các từ khóa nào. Ở đây bạn hãy xem google analytics để biết được các từ khóa mà khách hàng để tìm ra site của bạn. (phương án này sử dụng khi site của bạn đã chạy được 1 thời gian, nếu site mới dĩ nhiên chưa có ai truy cập vào qua Google).

Bước 4: Chọn lựa đúng cụm từ khóa để phát triển SEO

Qua các bước bên trên bạn đã có trong tay một danh sách các từ khóa. Tiếp theo dưới đây tôi sẽ trình bày cách để chọn lựa ra từ khóa phù hợp để phát triển. Chúng ta sẽ dùng những công thức đơn giản – dễ hiểu nhất để tính độ cạnh tranh của từ khóa để quyết định xem nên phát triển từ khóa nào.

Để xác định độ cạnh tranh của từ khóa bạn chỉ cần tìm theo các cấu trúc sau:
“keyword” – (có ngoặc kép) Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khoá này hay có bao nhiêu websit bạn sẽ phải cạnh tranh.

Allinanchor:“keyword” – (có ngoặc kép) dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử dụng Anchortext với cụm từ khóa này.

Allintitle:“keyword” – (có ngoặc kép) Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ khóa này xuất hiện trong Title.

Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa bạn chọn là từ khóa cạnh tranh cao rồi. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện Allianchor và Allititle ở mức dưới 20.000 và nên có dưới 100.000 website có chứa nó để phát triển.

Các website làm SEO đều phải có cụm từ khóa xuất hiện trong page title và dùng anchor text để xây dựng backlink,  kiểm tra những số liệu này để có thể biết được bạn đang phải cạnh tranh với bao nhiêu website. Dĩ nhiên cạnh tranh càng ít thì cơ hội lên TOP càng cao.


Ở đây khi tìm từ “taxi tải” (có ngoặc kép) tôi tìm thấy được khoảng 606.000 website có chứa cụm từ này tại Việt Nam. Đây là một số lượng đối thủ cạnh tranh khá là cao. Bạn chỉ nên phát triển những từ khóa có mức cạnh tranh dưới 100.000 để hiệu quả đem lại tốt nhất.

Ngược lại với 2 cụm từ “cho thuê taxi tải” và “thuê taxi tải”:

Tiếp theo là tìm các từ khóa với lệnh Allinanchor và Allintittle:

Khi tìm Allinanchortext:”taxi tải” tôi muốn xác định xem có bao nhiêu anchor text về từ taxi tải, 291.000 là một con số khá lớn, cho thấy từ khóa này hiện được quan tâm và cạnh tranh khi có rất nhiều anchortext được sử dụng cho nó để đẩy xây dựng link và backlink.

-Việc tìm allintitle:”taxi tai” cho phép bạn thấy được chính xác có bao nhiêu trang web có chứa từ khóa này trong phần tittle. (Page title là một điểm được Google đánh giá rất cao nên các SEOer luôn cho vào Page title các từ khóa quan trọng). Tìm các kết quả này bạn sẽ giới hạn lại được số các trang web bạn sẽ phải cạnh tranh chính ở đây bạn sẽ cạnh tranh với hơn 7.450 trang web khác để lên TOP. Một con số cũng khả quan, có thể phát triển được.

Người lại thì kết quả khi tra allintitle:”thuê taxi tai”; allintitle:”cho thuê taxi tai” chỉ có tầm 30 trang có chứa cụm từ này. Một tín hiệu rất tốt để chọn lựa 2 từ khóa trên khi làm website.

Bước 5: Chọn lựa nhóm từ khóa để phát triển

Sau các bước trên bạn đã có danh sách các từ khóa mà mình sẽ dự định phát triển. Giờ hãy phân nhóm chúng ra. Mỗi website đều có ít nhất 5-10 từ khóa chính mô tả chính xác nội dung website, và các từ khóa phụ sinh ra từ các cụm từ khóa chính.

Nhóm 1 các từ khóa chính – thường là những từ ngắn, phổ thông, nhiều người tìm. Ví dụ như website bán laptop thì từ khóa chính là Laptop, máy tính xách tay, netbook.

Nhóm 2 các từ khóa phụ – longtail – cụ thể hơn, ít người tìm hơn. Với ví dụ trên thì từ khóa phụ sẽ là “mua laptop ở đâu, nên mua laptop ở đâu, mua laptop nào chơi game tốt, địa chỉ mua laptop trả góp”,….

Bước 6:Tổng hợp lại các từ khóa của bạn

Sau khi trải qua các bước bên trên bạn đã hình dung được khách hàng của mình là ai, các từ khóa chính sẽ là gì, bây giờ bạn cần tổng hợp lại.

Bước 7: Tạo keyword map

Một lỗi lớn của các SEOer mới đó là không biết mỗi quan hệ giữa các từ khóa và nội dung của trang bên trong website hay nên đặt các từ khóa ở trang nào. Bạn đặt ngay ở trang chủ với tất cả những từ khóa bạn có là một sai lầm.

Quá nhiều từ khóa trong một trang sẽ làm loãng mật độ cũng như hiệu quả của các từ khóa chính dành cho trang đó. SE luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp, chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó.

Bạn hãy tìm từ khóa: tổng đài panasonic trên google việt nam – bạn sẽ thấy site đang phát triển http://vnctel.com.vn (site này code không hỗ trợ vấn đề tối ưu, nên làm lên mục tiêu chỉ làm lên TOP 3-5). Site trong TOP 5 có được link dẫn chuẩn xác đến mục tổng đài panasonic trên website. Khi khách hàng tìm từ tổng đài panasonic đương nhiên là họ muốn link trực tiếp ngay vào mục đó thay thì phải vào trang chủ xong rồi lại click vào các mục bên trong.


Chúng ta cần Tạo keyword map để xác định các từ khóa chính và các Page chính sẽ phát triển cho website.

Với ví dụ về đồ nội thất bên trên, tôi sẽ xác định các từ khóa chính là: tủ bếp, bàn, ghế, salon, …+ cao cấp. Và sẽ phát triển theo sơ đồ như sau:

Việc tạo sơ đồ như vậy sẽ giúp bạn hình dung được nên phát triển từ khóa nào cho trang nào, và tập trung phát triển nội dung cho trang đó xoay xung quanh các từ khóa bạn muốn làm. Việc tạo sơ đồ như vậy giúp bạn và mọi người dễ dàng làm việc và phân công công việc (SEO làm một người rất vất vả, hãy chia sẻ công việc ra cho mọi người.)

Trong bài viết này ad đã giới thiệu rất cơ bản các bước để xác định được cụm từ khóa longtail tốt. Các bạn khi đọc xong có thể thực hiện ngay việc xác định các cụm từ khóa mục tiêu cho site của mình. Nên nhớ: từ khóa dài cạnh tranh ít, hiệu quả cao, dễ lên Google.

Nếu bạn chưa tin vào từ khóa longtail bạn có thể phát triển website một thời gian và theo dõi các cụm từ khóa khách hàng tìm trên google để đến với website của bạn. Bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều thú vị.

Chứng chỉ số SSL là gì, vì sao website phải có?

1.SSL là gì?

SSL– Secure Sockets Layer – một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn.

2. Lợi ích khi sử dụng SSL

Bảo mật dữ liệu: dữ liệu được mã hóa và chỉ người nhận đích thực mới có thể giải mã.
Toàn vẹn dữ liệu: dữ liệu không bị thay đổi bởi tin tặc.
Chống chối bỏ: đối tượng thực hiện gửi dữ liệu không thể phủ nhận dữ liệu của mình.
- Xác thực website, giao dịch.
- Nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp.
- Bảo mật các giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp, các dịch vụ truy nhập hệ thống.
-Bảo mật webmail và các ứng dụng như Outlook Web Access, Exchange, và Office Communication Server.
-Bảo mật các ứng dụng ảo hóa như Citrix Delivery Platform hoặc các ứng dụng điện toán đám mây.
-Bảo mật dịch vụ FTP.
-Bảo mật truy cập control panel.
-Bảo mật các dịch vụ truyền dữ liệu trong mạng nội bộ, file sharing, extranet.
-Bảo mật VPN Access Servers, Citrix Access Gateway …
Website không được xác thực và bảo mật sẽ luôn ẩn chứa nguy cơ bị xâm nhập dữ liệu, dẫn đến hậu quả khách hàng không tin tưởng sử dụng dịch vụ.

3. SSL giúp Website của bạn đáng tin cậy hơn

- Nếu bạn có thể kể tên được bất kì một trang Web lớn hiện tại mà không có ổ khóa xanh ở góc màn hình, tôi sẽ xóa ngay bài viết này. Còn nếu bạn không tìm thấy, thì đây là lý do chính đáng đầu tiên bạn phải sở hữu SSL.

- Người dùng ngày càng khó tính và thông minh hơn theo thời gian. Các công ty lớn trên toàn thế giới đều sớm nhận ra điều này và trang bị ngay SSL cho Website của mình. Với SSL, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi bước chân vào một Website nào đó. Họ biết rằng mình đang rất an toàn vì đã được bảo vệ.


- Đặc biệt đối với các Website thương mại điện tử. Khi mà mô hình kinh doanh này dựa vào những thông tin nhạy cảm cao như số điện thoại, thẻ tín dụng,… Chuẩn PCI (Payment card industry) đòi hỏi giao thức thanh toán online thông qua SSL phải ít nhất được mã hóa 128 bit. Việc này giúp giao dịch online được an toàn. Làm tăng độ tin cậy và chuyên nghiệp của Website trong mắt khách hàng. Từ đó nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tăng số lượng giao dịch trực tuyến của khách hàng.

4. Google thích Website có SSL

- Bất kì doanh nghiệp nào cũng bỏ rất nhiều công sức SEO cho Website của mình lên TOP tìm kiếm của Google. Nhưng mọi thứ chỉ là công cốc nếu bạn không trang bị SSL cho Website của mình. Cách đây hơn 2 năm, Google đã áp dụng thuật toán PageRank rất nổi tiếng. Thuật toán này xác định SSL là một trong những yếu tố quan trọng để xếp hạng Website trên công cụ tìm kiếm khổng lồ này.

- Vì vậy, nếu mọi yếu tố đều giống nhau thì Website có SSL sẽ có thứ hạng cao hơn Website không có SSL. Tất nhiên các yếu tố như chất lượng nội dung, phản hồi của người dùng vẫn được Google chú trọng. Nhưng SSL vẫn là yếu tố rất tốt để gia cố thêm cho việc SEO.

5. Giá trị cốt lõi của SSL

Mục đích chính mà chúng ta trang bị SSL cho Website là khả năng bảo mật  mà nó mang lại. SSL đảm bảo mỗi gói dữ liệu được truyền đi giữa trình duyệt người dùng và một website với SSL được kích hoạt đều được mã hóa bởi phương thức mới nhất. Bất kỳ người nào nắm dữ liệu trong tay cũng không thể đọc được vì nó đã bị mã hóa.

Các yếu tố chính làm tăng lợi ích của SSL là :
- Bảo mật dữ liệu: dữ liệu được mã hóa và chỉ người nhận đích thực mới có thể giải mã.
- Toàn vẹn dữ liệu: dữ liệu không bị thay đổi bởi tin tặc.
- Chống chối bỏ: đối tượng thực hiện gửi dữ liệu không thể phủ nhận dữ liệu của mình.

Kết luận :

Nắm bắt được xu thế là rất có lợi trong thời buổi công nghệ hiện nay. Có thể cách đây 10 năm, chúng ta không cần SSL và cũng chẳng cần bảo mật thông tin nhiều. Nhưng giờ đây, mọi giao dịch, thông tin cá nhân đều thông qua Internet. Điều này càng khiến sự xuất hiện của SSL có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Hãy tận dụng sức mạnh của nó để nắm phần ưu thế trên Internet.

"QC" Ro Phi studio chuyên cung cấp dịch vụ Viral - Animation 2D 3D
748 Thống Nhất, Phường 15, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0972 123 018
Mail: nghiahey@gmail.com
Fb: https://www.facebook.com/rophistudio
TC: https://seotukhoa.com.vn

Là đơn vị cung cấp các dịch vụ quay phim tự giới thiệu doanh nghiệp, Quay video clip viral, Quay video quảng cáo – TVC, quay phóng sự… Chuyên Quay Phim Chụp Hình Full HD – Giá Cạnh Tranh – Uy Tín, Chất Lượng Cao. Cam Kết Chất Lượng Cao – Tư Vấn Hỗ Trợ 24/7. Dịch Vụ Hoàn Hảo. Đội Ngũ Kinh Nghiệm Cao. Thiết Bị Hiện Đại. Giàu Kinh Nghiệm. Ưu Đãi Tốt Về Giá.
Rô Phi Studio
“RÔ PHI STUDIO – Nhận làm clip, quay clip, Slideshow ảnh, Chụp ngoại cảnh, Quay ngoại cảnh, làm theo yêu cầu Tp.HCM.  Dịch vụ làm clip sinh nhật, Clip tặng người yêu, Quay video cưới hỏi, liên hoan, hội nghị…
Dịch vụ làm video, nhận làm video quảng cáo doanh nghiệp, chụp ảnh sản phẩm, chụp anh xoay 360, dịch vụ video Tp.HCM, ảnh quảng cáo …”
Hotline ☎️: 0972.123.018 – 0931.436.637
Dịch Vụ Sản Xuất, Quay Video, Phim & Hội Nghị, Chụp Ảnh HD
Dịch vụ quay phim quảng cáo spa, tmv, giới thiệu công ty, phóng sự… 0972 123 018 Dịch Vụ Quay Phim, Quay Video Clip, MV, Làm Viral Cho Nhãn Hàng Độc Đáo Sáng Tạo. Đảm Bảo Uy Tín Chất Lượng. Đội Ngũ Chuyên Nghiệp. Thiết Bị Quay Hiện Đại. Cam Kết Giá Trị Cho KH./…

– DỊCH VỤ QUAY PHIM CHUYÊN NGHIỆP TẠI TP.HCM
– DỊCH VỤ QUAY PHIM SỰ KIỆN
– DỊCH VỤ QUAY PHIM HỘI NGHỊ, HỘI THẢO
– DỊCH VỤ QUAY PHIM VIRAL VIDEO
– DỊCH VỤ QUAY PHIM REVIEW SẢN PHẨM
– DỊCH VỤ QUAY PHIM CƯỚI HỎI
– DỊCH VỤ QUAY PHIM SINH NHẬT
– DỊCH VỤ QUAY PHIM BÀI GIẢNG
– DỊCH VỤ QUAY PHIM TEAM BUILDING
– DỊCH VỤ QUAY PHIM GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
– DỊCH VỤ QUAY PHIM CA NHẠC
Hotline: 0972.123.018 Cameraman
Website: RO PHI STUDIO & VIDEO Review – Viral – Animation 2D 3D
https://vi-vn.facebook.com/rophistudio/

Đăng nhận xét