Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Năm 2020 sẽ có những xu hướng nào? Đâu mới là sự lựa chọn đúng cho các SEOer?

Nội dung chất lượng không chỉ giúp làm cho trang web của bạn trông hấp dẫn hơn mà còn giúp cải thiện thứ hạng tổng thể của trang web của bạn...

1. Tín hiệu RankBrain & UX

Trong thực tế, thông báo trước đó của Google rằng RankBrain là yếu tố quan trọng thứ 3 trong việc xếp hạng của họ: “Trong một vài tháng được triển khai, RankBrain đã trở thành tín hiệu quan trọng thứ 3 đóng góp vào kết quả của một truy vấn tìm kiếm”
Câu hỏi bây giờ là: RankBrain chính xác là cái gì ? Và chúng ta tối ưu nó như thế nào ?

Google RankBrain: Lời giải thích đơn giản

RankBrain là một hệ thống máy học giúp Google sắp xếp các kết quả search của họ.
Nghe có vẻ phức tạp nhỉ, nhưng không hề đâu. RankBrain chỉ đơn giản là đo lường sự tương tác của người dùng với các kết quả search … và xếp hạng chúng 1 cách phù hợp.
Ví dụ, hãy search cụm từ khóa “học pha chế cafe” trên google



Khi bạn truy cập đến trang đích đó. Wow! Nó là bài viết tốt nhất về Coffee mà bạn từng đọc. Bạn đọc ngấu nghiến từng từ một trong nó.
RankBrain sẽ note lại tất cả những điều trên. Và sẽ cho kết quả số 6 đó tăng bậc thứ hạng.
Ở 1 trường hợp khác, hãy search đúng từ khóa đó. Nhưng lần này bạn click vào kết quả số 1 mà không cần quan sát.
Tuy nhiên nội dung của nó thật tệ, vì vậy bạn thoát trang ngay sau 1 vài giây.
Và bạn click vào kết quả thứ 6 để tìm điều gì đó về coffee mà nó đáng để đọc.


RankBrain cũng sẽ ghi nhớ điều này. Khi nhiều người click vào trang và nhanh chóng thoát ra khỏi kết quả đó thì Google sẽ đá nó khỏi vị trí số 1.

Như bạn đã thấy, RankBrain tập trung vào 2 điều:

Người dùng sử dụng bao nhiêu thời gian trên trang của bạn (Dwell Time)
Tỷ lệ % người dùng click vào kết quả của bạn (Click through Rate)
Hãy khám phá từng điều một.

RankBrain và Dwell Time

Dwel Time = thời gian người search google ở trên trang của bạn.
Hóa ra, RankBrain chú ý rất nhiều đến Dwell Time. Trên thực tế, người đứng đầu Google Brain tại Canada vừa xác nhận rằng Google Dwell Time như 1 tín hiệu để xếp hạng.
Một nghiên cứu gần đây của SearchMetrics ủng hộ tuyên bố này. Họ thấy rằng Dwell Time trung bình của top 10 kết quả search google là 3 phút 10 giây.
Không phải ngẫu nhiên mà các trang có Dwell Time tốt có xu hướng xếp hạng cao. Thực tế là RankBrain đang đẩy top cho các trang này bởi chính lý do đó.
Nếu bạn dành nhiều thời gian ở trên 1 trang nào đó, bạn rất có thể thích các nội dung trên đó. Và nếu có đủ người dùng cùng thấy như vậy, Google sẽ làm cho nó dễ được tìm thấy hơn.
RankBrain và Organic Click Through Rate
Kỹ sư Google đã làm giới SEO ngạc nhiên khi công bố thông tin sau:

Có 2 page là Page 1 (P1) và Page 2 (P2) cùng cung cấp được thông tin mà người dùng tìm kiếm.
Với P1, câu trả lời nằm trên page
Với P2, câu trả lời nằm trên page và trong đoạn trích dẫn ngắn.
Thuật toán A đưa P1 lên trước P2 -> người dùng click vào P1 -> tốt
Thuật toán B đưa P2 lên trước P1 -> người dùng không click -> không tốt
Chúng ta có thực sự nghĩ rằng A tốt hơn B không ?
Điều này cho thấy:

“RankBrain đôi khi xếp hạng các page cao hơn so với thứ hạng mà lẽ ra nó nên được xếp.
Và nếu page đó có 1 tỷ lệ CTR trên mức trung bình chung của các page, chúng ta có thể coi nó như 1 dấu hiệu rằng trang đó sắp tăng hạng đấy”
Điều này không phải là 1 sự bất ngờ gì cả. Bời vì nếu không ai click vào page của bạn thì tại sao Google phải giữ nó ở trang 1 ?
Và nếu trang của bạn có được lượt click chuột lớn thì sao Google lại dìm nó xuống thứ 9?

2. Tạo nội dung đặc biệt

Theo Searchengine journal, sau bản cập nhật thuật toán của Google năm 2018, Google đang tăng cường tập trung vào đánh giá chất lượng nội dung trên website. Điều đó có nghĩa nếu bạn vẫn đang cố gắng tạo nội dung chỉ để giữ cho website của bạn tồn tại, điều đó sẽ không còn đủ tốt nữa.

Để tăng thứ hạng của bạn trong SEO và tăng lưu lượng truy cập trang web, bạn cần có nội dung chất lượng trên trang web của mình. Nếu nội dung là độc nhất và hữu ích thì điều đó có thể giúp bạn xuất hiện nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, nội dung chất lượng không chỉ giúp làm cho trang web của bạn trông hấp dẫn hơn mà còn giúp cải thiện thứ hạng tổng thể của trang web của bạn.
Vậy chúng ta nên làm gì để tạo ra một nội dung đặc biệt?

Nội dung độc nhất và hữu ích.

Sao chép nội dung từ các trang web khác có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng từ Google và người dùng của bạn. Hãy luôn nhớ 2 nguyên tắc đơn giản khi tạo nội dung mới như sau:

Một là:  Tạo ra 1 nội dung chất lượng, độc nhất và hữu ích
Hai là: Nếu không có nội dung chất lượng thì tốt hơn thì không nên viết bất cứ điều gì
Nội dung của bạn nên có trên tiêu đề và phần mô tả hấp dẫn.
Nếu tiêu đề thú vị thì bài viết sẽ tự đạt được sự quan tâm của người đọc. Một cách để có các tiêu đề tốt hấp dẫn là viết ra một vài tiêu đề và sau đó lựa chọn một trong danh sách những tiêu đề bạn thích nhất.
Đừng bỏ qua phần tiêu đề bởi qua tiêu đề người dùng quyết định xem họ có đọc blog của bạn hay không.

Cung cấp nội dung khiến cho độc giả của bạn phải hành động

Trong nội dung bài viết, bạn phải đưa ra lời khuyên cho độc giả về những thông tin bạn đang cung cấp cho họ. Bài viết phải bao quát tất cả các câu hỏi có thể xuất hiện trong đầu người đọc – tại sao, cái gì, như thế nào, ở đâu, v.v.

Nội dung có thể đưa ra tất cả các câu trả lời

Bạn nên làm cho nội dung của bạn dễ đọc và bao quát bởi người đọc đang muốn tìm kiếm câu trả lời nhanh chóng. Vì vậy, điều quan trọng là đảm bảo rằng họ nhận được tất cả các câu trả lời một cách nhanh nhất có thể. Một lời khuyên là: bạn càng nhiều tiêu đề và tiêu đề phụ trong nội dung của bạn thì càng giúp người tìm kiếm dễ đọc và dễ hiểu.

Nguồn thông tin và số liệu thống kê phải chính xác

Với bản cập nhật thuật toán của Google năm 2018 thì yếu tố này là một phần rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nội dung. Vì vậy, hãy chắc chắn về nguồn thông tin bạn chọn để tham khảo.
Nếu bạn đang có ý định cung cấp một liên kết đến một trang web khác trong trang của bạn như là một tài liệu tham khảo, thì bạn phải chắc chắn rằng đó là một trang web chính thống và được xác thực. Nếu đó là một trang web chất lượng, thì liên kết này sẽ giúp website của bạn có được sự tin tưởng của độc giả.

Nếu bạn đang liên kết nội dung trong trang web của mình để chứng minh những gì bạn đang viết, thì điều đó có thể cực kỳ hữu ích trong việc chiếm được lòng tin của độc giả. Mọi người bắt đầu cảm thấy rằng nội dung là xác thực vì nó đã được xác nhận.

Nếu bạn liên kết nội dung của mình với các nguồn khác thì điều đó sẽ giúp các công cụ tìm kiếm biết về nội dung của bạn và nó sẽ giúp họ phân loại nội dung đó.

Một vài yếu tố khác

Tạo nội dung khiến độc giả chú ý và tò mò để đọc thêm
Thêm hình ảnh và video luôn được yêu thích
Thường xuyên cập nhật bài viết của bạn
Đừng coi nhẹ nội dung trang web của bạn. Rất khó và cực kỳ tốn thời gian để viết bài có nội dung tốt. Bạn phải chắc chắn rằng ngôn ngữ bạn sử dụng là đơn giản và bài viết không nên có lỗi ngữ pháp và chính tả.

Sau khi bạn đã viết một bài báo, bạn nên đọc lại ít nhất hai lần trước khi xuất bản nó trên trang web.

Tất cả những điều được đề cập ở trên sẽ giúp bạn có được một nội dung đặc biệt trên website của mình, từ đó sẽ giúp cải thiện chất lượng website và thứ hạng của bạn trên Google cũng như tâm trí người dùng. Nên nhớ: “Hãy tạo ra nội dung đặc biệt hoặc không làm gì”

3. Tăng chuyên môn, thẩm quyền, đáng tin cậy



Thiết lập và phát triển chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy hay còn gọi là E-A-T. Đây là nguyên tắc xếp hạng chất lượng tìm kiếm của google và sẽ là một xu hướng chính trong năm 2019.
Hay nói một cách khác, các trang web sẽ nhận được xếp hạng chất lượng cao trong kết quả tìm kiếm của google nếu áp dụng nguyên tắc E-A-T. Đặc biệt là các trang web về lĩnh vực tài chính, y tế, chăm sóc sức khoẻ và pháp lý.
Vậy làm thế nào để thiết lập tính chuyên môn, thẩm quyền và tin cậy để tăng xếp hạng?

3.1 Tính chuyên môn (chuyên gia).

Tính chuyên môn ở đây được hiểu những người tạo ra nội dung hoặc chịu trách nhiệm về nội dung trên trang web của bạn phải là người có kiến thức chuyên môn và hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mà bạn đang cung cấp – những người này gọi là chuyên gia.

Ai được gọi là chuyên gia?

Các chuyên gia có thể tồn tại trong bất kỳ lĩnh vực nào (hài hước, thời trang…)
Mỗi một chuyên gia nên có một chuyên môn về chủ đề của truy vấn.
Các chuyên gia không nhất thiết phải có được công nhận chính thức (giáo dục, bằng cấp). Đối với một số lĩnh vực các chuyên gia có thể là những người bình thường chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống của họ trên blog cá nhân, diễn đàn, thảo luận.
Đặc biệt với lĩnh vực sức khỏe, ý tế, tài chính và pháp lý thì các chuyên gia được chứng nhận là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất. Nếu thông tin không chính xác được công bố trong các lĩnh vực này dẫn đến nhiều rủi ro từ đó người dùng gặp rủi ro

3.2 Tính thẩm quyền

Để đáp ứng được tính thẩm quyền thì bạn cần chứng minh rằng bạn là một tác giả có thẩm quyền. Để làm được điều này bạn cần:

Hiển thị thông tin người viết:
Nếu bạn đã xác định được người tạo nội dung trên trang web của bạn rồi thì bạn cần hiển thị thông tin xác thực người viết bằng cách:

Thêm chức danh công việc của tác giả
Giới thiệu một đoạn tiểu sử ngắn về tác giả ở đầu hoặc cuối bài viết
Liên kết đến trang web chuyên nghiệp của họ hoặc đến tiểu sử đầy đủ trên trang web của công ty bạn (nếu sử dụng chuyên gia nội bộ)
Tiến hành trích dẫn các nghiên cứu:
Ngay cả khi người tạo nội dung của bạn không phải là chuyên gia thì bạn cũng nên chứng minh rằng nội dung của bạn tạo ra cung cấp thông tin chính xác bằng các đoạn trích dẫn nguồn có liên kết phù hợp với đoạn trích dẫn.
Đây là một tín hiệu trực tiếp cho google biết rằng bạn đang ghi nguồn. Lưu ý là Google thích những liên kết chất lượng cao vì vậy bạn nên chọn các nguồn uy tín

3.3 Độ tin cậy

Bạn cần cho người dùng biết trang web của bạn có độ tin cậy khi họ truy cập vào. Làm thế nào để người dùng tin cậy trang web của bạn:

Nội dung của bạn hữu ích với người dùng
Các trang nội dung tạo ra phải hữu ích và chính xác nhất nhằm phục vụ người dùng. Google đã liệt kê một số trang hữu ích phổ biến dành cho người dùng như:

Trang chia sẻ thông tin về một chủ đề.
Trang chia sẻ thông tin cá nhân hoặc xã hội.
Trang chia sẻ hình ảnh, video hoặc các hình thức truyền thông khác.
Trang bày tỏ ý kiến ​​hoặc quan điểm.
Trang giải trí.
Trang bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
Trang cho phép người dùng đăng câu hỏi cho người dùng khác trả lời.
Trang cho phép người dùng chia sẻ tập tin hoặc tải xuống phần mềm.
Giúp người dùng dễ dàng liên hệ với công ty
Các thông tin liên hệ trên trang web phải rõ ràng
Trang giới thiệu về công ty
Chính sách bảo mật
Điều khoản sử dụng

4. Từ khoá ngữ nghĩa LSI

Từ khóa ngữ nghĩa LSI là những từ và cụm từ được liên kết chặt chẽ với chủ đề trang của bạn.

Ví dụ: Giả sử bạn vừa xuất bản một bài viết về “Dấu hiệu mất sữa”

Từ khóa LSI sẽ chỉ ra cho bạn những thuật ngữ như:

Cốm lợi sữa
Mất sữa làm sao để có lại
Thuốc trị mất sữa
Mất sữa đột ngột
Và khi những từ khóa LSI này xuất hiện trên trang của bạn, thì Google đã nghĩ rằng trang này thật sự tốt!

Các bước nghiên cứu từ khóa LSI là gì?

Cách 1: Sử dụng công cụ LSI Graph:


Website: https://app.lsigraph.com/
Nếu không có tài khoản bạn có thể sử dụng bản miễn phí.
Nhập từ khóa mục tiêu
Bạn có thể sử dụng những từ khóa gợi ý ở LSIGraph phù hợp với nội dung của bạn.

Cách 2: Sử dụng gợi ý của Google (Google Suggest)


Cách 3: Sử dụng Google Keyword Planner cho các ý tưởng từ khóa LSI
Bước 1: Tìm từ khóa mới


Bước 2: Các kết quả nhận được:


5. Google’s Mobile-First Index



Google sẽ xem xét phiên bản di động của website trước tiên so với phiên bản máy tính của site mà Google đã Index. Thực tế thì có tới 60% lượt tìm kiếm trên Google hiện nay tới từ các thiết bị di động và tỷ lệ này đang tăng khá nhanh.

Google cũng sẽ dựa trên tiêu chí phiên bản di động của website để đánh giá và xếp hạng website trong trang tìm kiếm giống như các tiêu chí xếp hạng website thông thường khác.
=>> Việc cần làm là phải tối ưu lại phiên bản di động của website

Cần phải làm gì để tối ưu?

Làm nội dung nhất quán giữa phiên bản máy tính và phiên bản di động, tránh trường hợp 2 phiên bản có nội dung khác nhau, một phiên bản thiếu nội dung so với phiên bản còn lại. Nếu như ở phiên bản di động có thông tin, dữ liệu bị ẩn đi so với phiên bản máy tính, thì Google sẽ không chấp nhận phần dữ liệu đó do Google đánh giá bản Index trên di động trước tiên và coi đây là phiên bản chính.

Kể cả những phần nội dung bị ẩn có thể thao tác để xem thêm toàn bộ cũng không được Google đánh giá cao dẫn tới việc website có thể bị xếp hạng thấp hơn thực tế.

Google vẫn chấp nhận các site bị chuyển hướng từ URL gốc sang địa chỉ có “m.” phía trước URL khi truy cập phiên bản di động. Tuy nhiên những site này không được đánh giá cao và dễ mất điểm so với những site khi truy cập phiên bản di động không bị chuyển hướng.

Kể cả nếu như website có phiên bản di động riêng, không bị chuyển hướng, cung cấp đầy đủ thông tin như bản máy tính nhưng không dễ sử dụng, không đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người tìm kiếm thì cũng bị Google đánh giá thấp. Thậm chí chưa cần đến Google đánh giá, nếu người tìm kiếm nhận thấy website khó sử dụng, không đẹp về bố cục, thiết kế… thì cũng sẽ lập tức thoát khỏi trang dẫn tới tăng tỷ lệ thoát trang. Chính vì vậy, cần thiết phải tối ưu phiên bản di động cho đẹp mắt, dễ sử dụng ngang với phiên bản máy tính.

Google có công cụ đánh giá độ thân thiện với người dùng của phiên bản mobile (Mobile-friendly test tool) tại địa chỉ: https://search.google.com/test/mobile-friendly, chỉ cần paste link site vào để nhận được đánh giá của Google. Hoặc có thể tìm kiếm cụm từ “Mobile Friendly test” trên Google rồi paste link vào dòng kết quả tìm kiếm đầu tiên. Từ những đánh giá, gợi ý chỉnh sửa của google thì có thể sửa lại website để tối ưu một cách triệt để.

Ngoài ra có thể sử dụng tính năng Mobile Usability để có thể kiểm tra độ thân thiện người dùng của phiên bản di động cũng như xem các cảnh báo, lỗi phát sinh để có thể sửa lại.

6. Tối ưu Google PageSpeed Insights



Google Pagespeed Insights là một bộ tiêu chuẩn đo lường tốc độ và khả năng thân thiện của website do Google đề xuất ra.

Các tiêu chuẩn trong Pagespeed Insights sẽ tập trung vào hai vấn đề chính là tốc độ tải trang và thân thiện với trải nghiệm người dùng.

Website nào càng được nhiều điểm ở trang đánh giá Pagespeed Insights thì trang đó đáp ứng được càng nhiều các tiêu chuẩn của Google đề ra.

Trên thực tế, các tiêu chuẩn này không cần phải áp dụng toàn bộ, vì không phải tiêu chuẩn nào bạn cũng có thể sử dụng trong mọi trường hợp.

9 quy tắc tối ưu tốc độ

Tránh sử dụng chuyển hướng ở trang đích.
Bật chức năng nén dữ liệu gửi về trình duyệt.
Cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ.
Cải thiện bộ nhớ đệm ở trình duyệt.
Nén các tài nguyên CSS và Javascript trên website.
Nén giảm dung lượng hình ảnh.
Tối ưu việc chèn CSS vào website.
Thiết lập thứ tự ưu tiên của nội dung trong website.
Bỏ chặn Javascript và CSS khi tải trang.
4 quy tắc tối ưu hiệu suất sử dụng
Tránh sử dụng các trình cắm (plugin) để hiển thị nội dung.
Cấu hình viewport để hiển thị kích thước màn hình phù hợp.
Tối ưu các nút bấm hoặc liên kết trên website.
Sử dụng cỡ chữ phù hợp để hiển thị nội dung.
13 cách tối ưu điểm Pagespeed Insights
Sử dụng host phù hợp
Tránh sử dụng chuyển hướng ở trang đích
Bật chức năng nén GZip
Cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ
Cải thiện bộ nhớ đệm của trình duyệt
Thêm thời hạn cache bằng CloudFlare
Minify CSS và Javascript
Nén dung lượng hình ảnh
Tối ưu việc chèn CSS
Hạn chế việc tạo ra nhiều tập tin CSS khác nhau để nhúng vào website
Tải inline các đoạn CSS cần thiết
Sử dụng Google Pagespeed
Sử dụng plugin WordPress
Thiết lập thứ tự ưu tiên của nội dung trong website

7. SEO Video

SEO video đơn giản là tối ưu hóa video để được lập chỉ mục và xếp hạng kết quả trên các công cụ tìm kiếm với những từ khoá có liên quan.

Có thể nói rằng, SEO website là một công việc mất nhiều thời gian, sự phức tạp từ khâu chuẩn bị đến khi xếp hạng từ khóa bạn mong muốn lọt Top. Đối với SEO video, mọi thứ có phần dễ dàng hơn khi thực hiện đúng và đầy đủ những bước tối ưu.

Trong giới hạn của bài viết, chúng tôi sẽ tập trung vào các bước để SEO video trên Youtube, mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất thế giới và cũng là phổ biến nhất.

7.1. Nghiên cứu từ khoá (research keyword)

Chắc chắn, trong SEO, nghiên cứu từ khoá là bước đầu tiên bạn phải thực hiện để có những kế hoạch ban đầu trong việc đưa video lên top Youtube.

Yếu tố xếp hạng video Youtube


Có rất nhiều yếu tố khác nhau để xác định, đánh giá một video có lên top được hay không. Nhưng nhìn chung, nó sẽ chia ra thành 4 yếu tố chính.

Thời gian xem: Người dùng xem video của bạn trong bao lâu (còn gọi là họ ở lại trang bao lâu khi video phát).

Độ dài video: Nội dung chất lượng thường có nghĩa là nội dung dài hơn. Các video vượt quá 10 phút có xu hướng xếp hạng cao hơn vì chúng cung cấp sự liên quan theo chủ đề và đáp ứng mục đích của người dùng.

Số lượng người đăng ký: Các kênh YouTube có nhiều người đăng ký sẽ được đánh giá cao hơn khi tìm kiếm.

Tương tác người dùng : Chia sẻ, bình luận, thích, đăng ký, liên kết.
Tạo danh sách từ khoá


Đầu tiên, hãy sử dụng tính năng từ khoá đề xuất của Youtube. Những kết quả suggest sẽ xuất hiện khi gõ từ khóa chính. Rất nhanh chóng, bạn sẽ có một danh sách từ khóa.

* Mẹo nhỏ: Hãy thêm dấu _ vào trước từ khóa chính để cho ra những từ khóa liên quan dài hơn.

Sau đó, 2 công cụ là google keyword planner hoặc keywordtool.io sẽ cho bạn thêm những từ khóa liên quan cùng volume search.

Công cụ Google trend sẽ cho bạn biết hành vi tìm kiếm một từ khóa nhất định của người dùng. Tính năng tìm kiếm trên Youtube sẽ giúp bạn lọc ra những từ khoá có lợi nhất cho quá trình SEO video.
Tìm hiểu sự cạnh tranh của từ khoá.

Gõ từ khóa bạn muốn SEO trên youtube rồi phân tích những kết quả trên top.
Những yếu tố như thời gian đăng tải video, lượt view, số lượng comment, thời lượng video ngắn hay dài và tỉ lệ like/ dislike sẽ giúp bạn có những đánh giá tổng quan về mức độ khó hay dễ của quá trình SEO video youtube.

7.2. Xây dựng nội dung giá trị cao (High Retention)



Comment/ Reply: Youtube đánh giá video thông qua số lượt view trong vòng 1 ngày đầu, lượng like và comment. Vậy nên hãy chịu khó tương tác giữa bạn và người xem nếu muốn video lên top.

Like: Tỷ lệ like/ dislike lớn là yếu tố quan trọng. Những video có số dislike cao sẽ sớm bị đánh tụt hạng và bị đánh giá là không chất lượng.

Share: Video tải lên youtube trong vòng 48h đầu tiên cần có nhiều lượt share trên các mạng xã hội sẽ giúp video đạt top nhanh chóng. Đây là yếu tố đánh giá mức độ phổ biến của video.

Subs: Lượng subscribe lớn sẽ đánh giá tín nhiệm kênh youtube về chất lượng cũng như thường xuyên có hoạt động trên youtube.

CTR: Tỷ lệ nhấp chuột (click through rate) là yếu tố đánh giá hiệu suất của từ khoá và video. CTR cao là chỉ báo tốt rằng người dùng nhận thấy video của bạn hữu ích và có liên quan.

Thumbnails: Ảnh thu nhỏ (thumbnails) được đầu tư sẽ tạo nên tính chuyên nghiệp, giàu tính thẩm mỹ và tăng độ nhận thức thương hiệu.

Độ dài: Các video dài hơn xếp hạng cao vì mọi người có thể tìm thấy mọi thứ họ đang tìm kiếm, đặc biệt là các hướng dẫn và đánh giá. Mọi người sẽ dành nhiều thời gian hơn để xem video của bạn.

7.3. Tối ưu video (Optimize video)

Sau khi tìm hiểu các yếu tố đánh giá một video có nội dung chất lượng cao, chúng ta sẽ thực hiện các bước tối ưu video để đăng tải lên Youtube.

Title: Từ khoá phải có mặt trong tiêu đề video. Google thường hiển thị 50 – 60 ký tự đầu tiên, vì vậy hãy cố gắng ở trong phạm vi này. Những keyword quan trọng nhất cần được đặt vào phần đầu, bởi các công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên hơn cho các từ khóa đó.

Description: Nên để từ khóa chính trong 25 từ đầu tiên. Đồng thời phải nói rõ lợi ích, chủ đề mà video đem lại cho người dùng. Độ dài 250 – 1000 ký tự và lên sử dụng từ khoá liên quan.

“Says”: Bạn cần phải nhắc lại từ khoá trong video. Việc này giúp Youtube đánh giá video này có liên quan đến “từ khóa” trong tiêu đề được ghi.

Tags: Thêm từ khóa chính và liên quan vào tags. Lên sử dụng không quá 10 thẻ.
File name video: Tên file của video khi được đăng tải cần chứa từ khoá và thể hiện đúng nội dung video đề cập.

Reply Comment: Khi có comment hãy chịu khó reply để tăng tính tương tác.
Playlist: Tạo dựng playlist theo từ khóa liên quan (chủ đề) cho chuỗi video.

7.4. Giới thiệu, quảng bá video (promote)

Chia sẻ video lên các mạng xã hội: giúp tăng độ phổ biến và kéo lượt view cho video.
Gửi email thông báo: nếu có số lượng email follow nhất định, hãy gửi thông báo video đến họ.
Chèn video lên website: nếu có website với traffic tốt hãy chèn video để quảng bá.
Chạy quảng cáo cho video: hãy chú ý nhắm mục tiêu đối tượng phù hợp nội dung video để đạt hiệu quả cao nhất.

8. Xếp hạng nội dung trên Featured Snippet



Theo SEMrush, một công ty marketing danh tiếng chỉ ra rằng: 11,3% kết quả tìm kiếm hiện nay đều có Featured Snippet.
Và đúng như vậy, Featured Snippet (Đoạn trích nổi bật) hiện đang chiếm được rất nhiều thiện cảm từ người tìm kiếm, thậm chí cạnh tranh cả với những website ở thứ hạng thứ 1 (bởi vì thứ hạng của featured snippet là TOP  0).

8.1 Tầm quan trọng của Featured Snippet trong SEO

Từ định nghĩa về Feature Snippet ở trên có thể thấy được rằng: ngoài việc tối ưu website, ban cũng nên có những chiến lược cho xu hướng tìm kiếm trong năm 2019.

“Hộp trả lời, công thức, mô hình kiến trúc dữ liệu thông minh, băng chuyền ảnh (carousels), và ai mà biết được sẽ còn những phương thức hiển thị nào sẽ xâu xé miếng bánh mang tên “organic traffic” là nhận xét của Ian Lurie. Đây là một CEO và là nhà sáng lập của Portent một công ty Digital Marketing nổi tiếng tại Seattle, Mỹ. Ian cũng tuyên bố rằng: “Điều đó (Featured Snippet) khiến cho SEO càng ngày càng quan trọng, bởi vì việc hiển thị càng nhiều sẽ càng có lợi cho CTR”.

Tối ưu cho Featured Snippet (hay còn gọi là TOP 0) và các feature khác trong công cụ tìm kiếm Google sẽ tiếp tục trở lên ngày càng quan trọng hơn và là một xu hướng trong tương lai.

Jim Bader, giám đốc SEO cao cấp tại Vertical Measures đã phát biểu như sau: “Chúng tôi hiện đang hoàn thiện những hộp trả lời cho website của khách hàng và của chính chúng tôi. Một khi điều đó (featured snippet) được thực hiện, có cả tá traffic đổ về từ organic search.

Vậy làm thế nào để nội dung (content) của bạn xuất hiện trên Featured Snippet ? Phần tiếp theo của bài viết sẽ làm rõ điều này.

8.2 Tìm cơ hội để tạo một Featured Snippet

Bước đầu tiên của bạn sẽ là:

Tìm những từ khóa mà website của bạn đang có top
Những từ khóa đã có Featured Snippet
99.58% tất cả các Featured Snippet đều từ những trang được xếp hạng đầu tiên. Vì thế, nếu bạn còn chưa đạt được đến Top 10 thì đừng mơ đến chuyện website của bạn hiển thị Featured Snippet.
Nếu vậy, làm thế nào để bạn tìm kiếm một cơ hội để hiển thị featured snippet (Featured Snippet Opportunities) ?
Câu trả lời đó là sử dụng bảng báo cáo “Organic Keyword” của Ahrefs.
Bảng báo cáo này của Ahrefs sẽ giúp bạn tìm ra được từ khóa nào được xếp hạng, và đang có Feature Snippet.

9. Tối ưu hóa Tìm kiếm bằng giọng nói



9.1. Xu hướng Voice Search tăng nhanh

Tìm kiếm bằng giọng nói sẽ ảnh hưởng lớn đến SEO trong tương lai tới đây.
Hiện nay tốc độ tìm kiếm bằng giọng nói cũng đang tăng rất mạnh mẽ.
Xu hướng người dùng di động ngày càng tăng, và xu hướng tìm kiếm thông tin nhanh chóng cũng tăng đáng kể => tìm kiếm bằng Voice Search xuất hiện.
Kết quả hiển thị cho tìm kiếm bằng Voice Search cần phải hiển thị nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu cần thông tin gần như ngay tức khắc của người dùng.
Theo số liệu từ BacklinkO:

41% người trưởng thành tìm kiếm ít nhất một lần nói bằng giọng nói trong một ngày. Đối với người tuổi teen là 55%.
Tìm kiếm bằng giọng nói tăng 35 lần tính từ năm 2008 cho đến bây giờ.
20% tìm kiếm trên điện thoại là tìm kiếm bằng giọng nói năm 2018, và năm 2020 dự kiến sẽ là 50%.


Theo bài phân tích trên Search Engine Journal thì:

Tìm kiếm giọng nói tăng mạnh trong những năm tới đây nhưng cũng không phải là ảnh hưởng to lớn trong SEO, nó chỉ là 1 phần của sự thay đổi trong xu hướng SEO trong tương lai.
Những tìm kiếm phức tạp, cần cung cấp nhiều thông tin (ví dụ như so sánh các dịch vụ, sản phẩm với nhau) thì Search voice chưa phải là cách lý tưởng để thực hiện.
Khi nào người dùng tìm kiếm Voice Search
Người dùng tìm kiếm Voice search trong khi làm những việc khác hoặc do ngại thao tác với bàn phím điện thoại.
Người dùng thường tìm kiếm Voice Search khi đang nói chuyện với bạn bè, đang nấu ăn, xem tivi, đang tắm, tập thể dục…
(Tham khảo: https://www.blog.google/products/search/omg-mobile-voice-survey-reveals-teens/   )


Người dùng sử dụng Voice Search để làm gì?
Người dùng thường hỏi để tìm kiếm các chỉ dẫn nhanh, các câu trả lời cho câu hỏi thường là câu trả lời ngắn gọn. Các câu hỏi thường về chỉ dẫn, nghe nhạc, xem lịch chiếu phim, xem thời gian, làm bài tập,…
Ví dụ các câu hỏi như “Tổng thống Mỹ lần thứ 6 là ai”, “Ngọn núi nào cao nhất châu Mỹ”,  “Giá xăng đang tăng nhanh chóng phải không?” “Lịch chiếu phim Avenger”, “giá 1kg khoai tây là bao nhiêu”. Các câu trả lời cho những câu hỏi này thường là câu ngắn gọn.

9.2 Làm sao để tối ưu Tìm kiếm bằng giọng nói

Nội dung
Đầu tiên nội dung của bạn cần được Google xếp hạng tốt trên kết quả tìm kiếm của Google.
Google sẽ ưu tiên cho những nội dung nằm trong top 3 trong kết quả tìm kiếm
Featured Snippet
Nội dung của bạn được xuất hiện trên Featured Snippet

Nội dung chứa cả câu hỏi tìm kiếm
Nội dung của bạn cần chứa cả câu hỏi tìm kiếm và câu trả lời mà người dùng tìm kiếm. Nội dung cần xoay quanh câu hỏi.
Ví dụ người dùng tìm kiếm em thông tin “Seo là gì” thì nội dung cần chứa cả câu hỏi “Seo là gì” và các thông tin giải đáp cho người dùng.

9.3 Kết quả nghiên cứu thực tế từ 10.000 kết quả tìm kiếm bằng giọng nói

Từ case study thực tế về việc nghiên cứu 10.000 kết quả tìm kiếm Voice Search, Backlinko đã chỉ ra 11 điều cần biết để tối ưu Voice Search bao gồm:

Tốc độ tải trang
Là yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm Voice Search. Tốc độ tải trang trung bình cho các page hiển thị kết quả tìm kiếm bằng giọng nói là 4.6s (nhanh hơn 52% so với trung bình các web khác).
Lý do là bởi người search bằng giọng nói thường muốn kết quả tìm kiếm hiển thị nhanh hơn so với tìm kiếm thông thường.
Https
Web với giao thức Https được ưu tiên hơn, cụ thể là 70.4% kết quả hiển thị Voice Search là từ https

Câu trả lời ngắn gọn
Google thích câu trả lời ngắn gọn, tập trung thẳng vào câu trả lời.
Trong câu hỏi ngắn thì Google ưu tiên nội dung chứa chỉ tầm 29 từ trong câu trả lời.
Schema
Schema không đóng vai trò quan trọng trong kết quả  xếp hạng. Chỉ 36,4% trang được hiển thị Voice Search là sử dụng Schema (chỉ cao hơn một chút so với trung bình của thế giới)

Domain có DR cao
Những Domain có uy tín, độ tin cậy, thể hiện chuyên môn cao trong ngành sẽ được ưu tiên hơn so với các Domain không có uy tín, tin cậy, thiếu chuyên môn. Google sẽ quan tâm nhiều đến chỉ số DR và coi những trang xuất bản từ đó là uy tín.
Google sẽ ưu tiên hiển thị kết quả Voice Search cho trang có DR cao.
Ngay cả khi trang Page cho nội dung này có UR thấp vẫn được Google tin tưởng bởi nó nằm trên Domain có DR cao.
Tương tác Mạng xã hội
Kết quả tìm kiếm Voice Search có tương tác mạng xã hội cao hơn so với bình thường, tuy nhiên Google cũng đã nhiều lần thông báo tín hiệu trên mạng xã hội không ảnh hưởng đến kết quả SEO.
Nên cũng không chắc chắn hoàn toàn là những nội dung có tương tác trên mạng xã hội cao sẽ được ưu tiên trong Voice Search.
Cách viết đơn giản dễ hiểu
Nội dung bài viết đơn giản, dễ đọc cực kỳ quan trọng, sẽ được ưu tiên cho Voice Search.

Từ khóa chính xác (Exact Keyword)
Nhận thấy rằng rất ít kết quả Voice Search có truy vấn chính xác trong tiêu đề tìm kiếm. Do đó, việc tạo các trang riêng lẻ cho mỗi truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói không phải là một chiến lược tốt cho SEO.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra chỉ có 1.71% tìm kiếm voice search sử dụng keyword chính xác trong tiêu đề tìm kiếm. Vậy nên hãy tập trung vào việc viết nội dung chuyên sâu cho một số câu hỏi Voice search trên 1 page.
Số lượng từ trong 1 bài viết
Số lượng từ trung bình của trang kết quả tìm kiếm bằng giọng nói là 2.312 từ. Do đó, Google có xu hướng tìm câu trả lời tìm kiếm bằng giọng nói từ nội dung dạng dài tầm trên 2.000 chữ.
Theo ý ở mục 3 có nói Google ưu tiên cho nội dung 29 từ có vẻ mâu thuẫn với mục 9 này???

Nguyên nhân có thể giải thích điểm “mâu thuẫn” này vì bài dài sẽ có nhiều cơ hội “match” (trùng khớp) với các kết quả tìm kiếm Voice Search khác nhau, như vậy bài viết có cơ hội được lên top thường xuyên hơn, top sẽ lên được cao hơn. Hơn nữa bài dài nội dung sẽ chuyên sâu hơn, nên được Google tin tưởng hơn.

Nội dung xếp top 3 trên Destop
Nội dung xếp hạng cao trên màn hình desktop cũng sẽ gần như xuất hiện trên kết quả tìm kiếm bằng giọng nói.
75% kết quả tìm kiếm bằng giọng nói là từ top 3 của tìm kiếm trên desktop.
Tối ưu Featured Snippet
Nội dung xuất hiện trên Featured Snippet sẽ được ưu tiên hiển thị cho Voice search.
Cụ thể là 40.7% kết quả hiển thị cho tìm kiếm bằng giọng nói là từ Featured Snippet.

10. Technical SEO

10.1 Gia tăng tốc độ trang

Đầu năm nay, Brian Dean đã tuyên bố rằng tốc độ tải trang (thời gian cần để hiển thị đầy đủ nội dung trên một trang) được bao gồm trong mười yếu tố xếp hạng SEO hàng đầu. Để gia tăng tốc độ tải trang, bạn cần chú ý đến 4 vấn đề sau

Thiết kế trang web đơn giản, dễ nhìn (UX-UI)
Bất kỳ yếu tố bổ sung nào trong trang web của bạn như: plugin, widget, mã theo dõi .v.v.v đều làm tăng thời gian để tải trang. Càng nhiều nội dung cần tải trên một trang, người đọc website của bạn phải chờ càng lâu.
Tốt hơn hết là đừng khiến họ phải chờ lâu hơn 3 giây. Sau 3s, xu hướng họ sẽ rời khỏi website của bạn vì còn rất nhiều website cung cấp đầy đủ kiến thức tương tự như trang của bạn để đọc và trải nghiệm.
Vậy nên bạn cần tắt hết những plugin, mã theo dõi.v.v.v không thực sự cần thiết.
Tối ưu hóa hình ảnh
Cần phải tối ưu hóa hình ảnh trên website của bạn đảm bảo 2 điều kiện:

Dung lượng ảnh là nhỏ nhất
Kích thước của chúng một cách không quá to.
Hình ảnh không được quá mờ
Ngoài ra, sử dụng định dạng WEBP cho ảnh. Đây là định dạng hình ảnh mới của Google và được tối ưu dung lượng nhỏ hơn JPEG và PNG

Hạn chế chuyển hướng
Nhiều chuyển hướng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tải trang website. Càng nhiều chuyển hướng được cài đặt trên một trang, người đọc phải chờ càng lâu.
Vậy nên website nên cắt giảm số lượng chuyển hướng và đảm bảo bạn chỉ có một chuyển hướng duy nhất trên một trang.
Trong trường hợp có các trang lỗi 404, bạn phải tạo 1 trang 404 thỏa mãn 3 điều kiện:

Giao diện đẹp, thân thiện, hài hước
Có thanh search
Điều hướng về trang chủ hoặc bài viết liên quan nhất.
Nếu đổi URL thì bạn cần cần phải thực hiện chuyển hướng 301 vĩnh viễn.

Hạn chế số lượng trang 301 và số lượng lần 301 để tránh chuyển hướng quá nhiều => làm giảm tốc độ tải trang.
Các trang lỗi có thể được tìm thấy trong Google Search Console. Sau khi tìm được báo cáo để tìm các báo cáo lỗi của URL, bạn cần sửa và cập nhật lại trang.

Tăng cường bộ đệm của trình duyệt
Bộ nhớ cache của trình duyệt sẽ tự động lưu trữ tài nguyên trang web (trên máy tính, smartphone, máy tính bảng) sau khi bạn truy cập trang web lần đầu tiên.
Những lần truy cập sau, trình duyệt sẽ tải trang ít hơn bởi 1 phần nội dung website đã được lưu ở bộ nhớ cache.
Chính điều này cải thiện đáng kể tốc độ tải trang cho khách truy cập quay lại.

10.2 JavaScript

JavaScrip giúp trang website của bạn đẹp hơn. Tuy nhiên quá nhiều JavaScript sẽ làm cho tốc độ tải trang của bạn ngày càng lâu. Quá 3s, khách hàng sẽ rời khỏi trang website của bạn. Một số nội dung bạn cần chú ý khi tối ưu JavaScript:

Loại bỏ JavaScript chặn hiển thị trong nội dung trong màn hình đầu tiên: Sử dụng công cụ Speed ​​Insights phát hiện JavaScript đang chặn trong phần trên màn hình đầu tiên của trang để tăng tốc độ hiển thị hình ảnh đầu tiên cho người dùng.
Giảm thiểu tài nguyên JavaScript: Người lập trình web làm các công việc minify file JavaScrip… bỏ những dòng comment trong code, xóa những đoạn code không sử dụng, đặt tên các biến và hàm ngắn gọn, xóa bỏ các dòng trắng gây tăng dung lượng

10.3 Progressive Web Apps (PWAs)

Năm 2019, bạn nên bắt đầu suy nghĩ về xây dựng app cho trang web của bạn. Progressive Web Apps cung cấp những tính năng tuyệt vời giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trực tuyến (UX), trở thành đối sánh hoàn hảo để Marketing.
Công nghệ này đã giúp các doanh nghiệp ứng dụng nó thu về những kết quả đầy ấn tượng.

Trên đây là 10 xu hướng SEO 2020 quan trọng nhất mà tôi đã tìm hiểu được. Nếu như bạn không muốn phải “tạm biệt” các thứ hạng website và bài viết của mình, bạn cần phải cập nhật các thông tin này trước khi đưa ra định hướng chiến lược mới cho SEO năm 2020 và chuẩn bị cho các thách thức của SEO trong năm tới.

"QC" Chuyên cung cấp dịch vụ viral animation
748 Thống Nhất, Phường 15, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0972 123 018
Mail: nghiahey@gmail.com
Fb: https://www.facebook.com/rophistudio
TC: https://seotukhoa.com.vn

Đăng nhận xét