Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Cách giải quyết vấn đề boot google không index nội dung

Cách giải quyết vấn đề boot google không index nội dung như thế nào và nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé...
Cách giải quyết vấn đề boot google không index nội dung như thế nào và nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.



Đối với những người làm SEO thì việc website được index trong cơ sở dữ liệu của Google rất quan trọng và đây là một phần không thể thiếu của bộ máy tìm kiếm. Google nhất định phải lập chỉ mục cho website của các bạn khi website của bạn hoạt động nhưng đôi khi website của bạn bị mất index hoặc là không được index. Nguyên nhân của vấn đề này là gì và cách giải quyết như thế nào, hãy tham khảo bài viết nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề boot google không index nội dung dưới đây nhé.

Nguyên nhân boot google không index nội dung website của bạn

Google không tìm thấy website của bạn
Google không tìm thấy website của bạn là trường hợp xảy ra với những website mới vì Google cần thời gian để rà soát và kiểm định thông tin do đó google không index bài viết.

Trang web bị chặn bot truy cập với file robots.txt

Một nguyên nhân khác nữa chính là website của bạn bị chặn sự truy cập của Boot Google bởi những dòng lệnh trong file robot.txt. Các lệnh trong file robot.txt có tác dụng làm cho các webmaster linh hoạt hơn trong việc cho hay không cho bot của các công cụ tìm kiếm index một khu vực nào đó trong website của bạn. Chính điều này đã dẫn đến việc boot google không index nội dung website của bạn.

Website của bạn chưa có một sitemap.xml

Các sitemap.xml giống như bản sơ đồ của website, giúp Googlebot có thể truy cập một cách dễ dàng cũng như lập chỉ mục trang web của bạn. Do vậy nếu website của bạn chưa có một sitemap.xml thì google cũng sẽ không index nội dung website của bạn.

Website của bạn bị lỗi thu thập thông tin

Trong một số trường hợp thì Google sẽ không thể index cho website của bạn, bởi vì website của bạn bị lỗi thu thập thông tin dẫn đến Googlebot không thể thu thập được dữ liệu thông tin trên website của bạn mặc dù Googlebot vẫn nhìn thấy dữ liệu.

Nội dung trang website có nhiều nội dung trùng lặp, copy

Việc có quá nhiều nội dung trùng lặp trên một website sẽ gây ra sự nhầm lẫn cho công cụ tìm kiếm vì đây được xem nội dung rác, khiến cho Googlebot không index nội dung website của bạn.

Website của bạn bị chặn index bởi .htaccess

Tập tin .htaccess là một phần sự tồn tại của trang web, các tập tin rất hữu ích và tiện dụng bởi nó có thể cho chặn index bất kỳ một danh mục nào. Do vậy nếu website của bạn không được google index nội dung website thì đây cũng là một phần để bạn phải kiểm tra và rà soát.

Các đoạn mã AJAX, JavaScript

Những website có chứa và sử dụng các đoạn ngôn ngữ Ajax và JavaScript sẽ không được Google đánh giá cao nên Google sẽ không thể index được nội dung qua những đoạn mã này.

Hosting của bạn có vấn đề

Hosting có vấn đề do tốc độ của hosting, ngoài ra có những đơn vị cung cấp hosting ngăn chặn sự truy cập của Googlebot. Điều này sẽ khiến cho Google không index được nội dung website của bạn.


Cách giải quyết vấn đề boot google không index nội dung

Đối với mỗi nguyên nhân thì sẽ có một cách khắc phục tương ứng, cụ thể:

Nếu Google không tìm thấy website của bạn thì bạn phải chờ thời gian để Google cập nhật và rà soát dữ liệu hoặc Submit URL của bạn bằng cách tìm nạp Google với công cụ Google WebMaster Tools.

Website của bạn bị chặn bot truy cập do các lệnh trong file robots.txt thì bạn có  thể sửa lệnh ngoài thì hoặc xóa file này đi.

Website của bạn chưa có một sitemap.xml thì bạn tạo sitemap và rà soát kỹ xem xét việc gửi sitemap cho google có gặp trục trặc gì không, nó có hoạt động không.

Website của bạn bị lỗi thu thập thông tin thì bạn có thể kiểm tra và khắc phục lỗi tại Google Webmaster Tool và chọn website của bạn, vào mục “thu thập dữ liệu” và cuối cùng là mục “lỗi thu thập dữ liệu”, trong mục này sẽ thống kê toàn bộ đường link bị lỗi. Tiếp theo bạn click trực tiếp vào từng link, sau đó click vào tìm nạp như Google, sẽ giúp cho đường link bị lỗi của bạn được Google index cơ sở dữ liệu.

Nội dung trang website có nhiều nội dung trùng lặp, copy thì bạn kiểm tra và chỉnh sửa, update lại nội dung mới để google index cơ sở dữ liệu.

Website của bạn bị chặn index bởi .htaccess thì bạn cần kiểm tra và rà soát lại website và khắc phục nó.

Website của bạn có các đoạn mã AJAX, JavaScript thì bạn nên xóa hoặc thay  thế bằng các đoạn mã khác.

Hosting của bạn có vấn đề thì bạn cần kiểm tra băng thông của hosting, đồng thời yêu cầu bên đơn vị cung cấp phần mềm kiểm tra và loại bỏ tính năng ngăn chặn sự truy cập của Googlebot.

Kỹ thuật Seo hình ảnh lên top Google bạn cần nắm rõ

Bài viết chia sẻ hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những kỹ thuật Seo hình ảnh lên top Google bạn cần nắm rõ. Ảnh lên top google tiếp cận khách nhiều hơn.
Hình ảnh index chậm, không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google hay hình ảnh xếp hạng dưới chính là việc bạn chưa tối ưu hình ảnh thành công. Nó sẽ làm giảm khả năng tiếp cận khách hàng và ảnh hưởng đến việc Google xếp hạng chung toàn bộ cho Website.


Kỹ thuật Seo hình ảnh bạn cần nắm rõ

Như đã nói, việc hình ảnh lên top Google làm tăng traffic tự nhiên từ việc người dùng tìm kiếm hình ảnh, xem ảnh và nhấp vào truy cập website. Việc này giúp tiết kiệm chi phí và Website được xếp hạng cao. Để hình ảnh có thể lên top Google thì các bạn cần biết kỹ thuật Seo dưới đây:

Dùng hình ảnh đúng với nội dung bài viết

Sử dụng hình ảnh đúng với nội dung bài viết là một tiêu chí trong kỹ thuật Seo hình ảnh đầu tiên các bạn cần phải thực hiện. Chắc chắn khi Seo về hoa mà bạn lại chọn hình ảnh về xe ô tô, xe máy hay máy móc, điện thoại. Việc Seo hình ảnh không đúng vừa khiến Google không đánh giá cao mà lại không hướng người dùng click truy cập Website của bạn.

Ngoài ra, các bạn cần chọn hình ảnh rõ nét và không vi phạm copy DMCA của Website hay thương hiệu khác. Cách tốt nhất là các bạn có thể chụp hình ảnh trực tiếp và chỉnh sửa có thương hiệu của mình. Một cách khác là bạn có thể dùng kho ảnh miễn phí từ Flickr phù hợp với chủ đề mà vẫn đảm bảo thương mại, không bị giới hạn vi phạm bản quyền.

Chọn định dạng ảnh phù hợp

Trong kỹ thuật Seo hình ảnh thì bạn cần xác định được đâu là định dạng phù hợp và tối ưu nhất đáp ứng nội dung bài viết của mình. Trong vô vàn định dạng ảnh khác nhau thì chúng ta cần quan tâm đến JPEG, GIF và PNG. Cụ thể:

JPEG: đây là định dạng tối ưu nhất sử dụng dạng dữ liệu nén. Tức là thay đổi thiết lập ảnh sẽ làm chất lượng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, dung lượng và kích thước nhỏ giúp tốc độ load trang nhanh trên mọi phương tiện khác nhau.

GIF: đây là định dạng bitmap được áp dụng cho những bức ảnh đơn giản hay ảnh động. Do vậy, những bức hình nghệ thuật phức tạp không được khuyến khích dùng. Mà định dạng GIF thích hợp dùng cho việc thiết kế ảnh logo, ảnh đại diện thương hiệu.

PNG: định dạng có chế độ nền trong với đa dạng dãy màu tự động nên có thể lưu trữ đoạn mô tả ngắn cũng như nội dung bức ảnh. Mục đích giúp người dùng tìm kiếm theo phân loại ảnh dễ dàng.


Tối ưu hóa kích thước ảnh khi đăng website

Kích thước là yếu tố quan trọng mà bất kỳ ai làm Seo cũng cần quan tâm. Giảm kích thước ảnh nhưng vẫn đảm bảo hiển thị rõ nét, không bị hở sẽ có tốc độ load nhanh. Đặc biệt, kích thước nhỏ sẽ giúp nhưng vẫn đảm bảo bảo trải nghiệm tốt. Kích thước ảnh lý tưởng từ dưới 100KB được đánh là là khoảng tối ưu, tốc độ load nhanh.


Lưu tên ảnh chứa thông tin hình ảnh

Thực tế, bạn có thể đặt tên bất kỳ cho một ảnh nào đó. Tuy nhiên, việc đặt tên như vậy phải là kỹ thuật seo hình ảnh hiệu quả. Lưu tên ảnh cũng là cách giao tiếp với trình tìm kiếm Google, nên bạn hãy đặt tên ảnh chứa thông tin xoay quanh từ khóa hay nội dung hình ảnh. Mục đích giúp Google có thể hiểu được nội dung của ảnh đó với mục đích gì.

Tạo sitemaps cho ảnh

Sử dụng Sitemaps cho ảnh được Google khuyến khích giúp cung cấp thêm thông tin cho công cụ tìm kiếm. Bạn có thể hình dung sitemaps giống như một mục lục của quyển sách. Google sẽ tìm thấy hình ảnh có trong Website dễ dàng như việc bạn tìm tên bài khái quát trong chuyên mục của quyển sách đó.

Thẻ heading là gì? Tối ưu thẻ heading trong seo như thế nào cho hợp lý
Thẻ heading là cụm từ quá quen thuộc và được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực SEO. Vậy thẻ heading là gì? Cách tối ưu thẻ heading trong seo như thế nào?
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, và sự phổ cập mạng internet mà lĩnh vực seo đang trở nên rất hot. Và nếu bất cứ ai có nghiên cứu, tìm hiểu sơ qua hay các seoer chuyên nghiệp sẽ đều nghe thấy cụm từ “thẻ heading”. Một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tối ưu website. Vậy thẻ heading là gì? Và cách tối ưu thẻ heading như thế nào?

Thẻ heading là gì?

Khái niệm
Thẻ heading là thẻ dùng để nhấn mạnh vào một ý nào đó nổi bật lên nội dung của đoạn văn, bài viết hoặc chủ đề đang được nói tới, từ khóa đang được triển khai. Chúng giúp tăng cường khả năng seo, tối ưu website một cách hiệu quả.


Trong lĩnh vực seo website thì thẻ heading được chia thành 6 loại: H1, H2, H3, H4, H5, H6. Các con số càng nhỏ càng nói lên mức độ quan trọng của thẻ lớn. Thông thường, các thẻ H1, H2, H3 là được sử dụng nhiều nhất trong một website. Có thể ví von rằng, trang web của bạn là một cuốn sách thì H1 chính là tựa đề của cuốn sách, H1 là các phần hay các chương, H3 là các bài trong quyển sách,…

Vai trò của thẻ heading là gì?

Sẽ thật nhàm chán và kém thu hút người đọc làm sao khi cả một bài trình bày, website của bạn chỉ là một cỡ chữ bình bình như nhau. Chúng sẽ không tạo ra điểm nhấn, sức thu hút hay đem tới cho người đọc lạc vào thế giới rừng chữ, không thể khái quát nhanh được nội dung của bài.

Khi nói tới vai trò quan trọng nữa của thẻ heading là gì thì không thể nhắc tới đây là một trong những thành phần đối với các cỗ máy tìm kiếm. Chúng giúp việc các công cụ tìm kiếm duyệt qua dữ liệu, hiểu đúng, rõ ràng cấu trúc nội dung trang web của bạn.

Cách tối ưu thẻ heading trong seo

Thẻ H1
Là thẻ có vai trò quan trọng nhất trong số các thẻ heading, chúng phản ánh nội dung chính của bài, thu hút người xem, người đọc tới website của bạn. Và để tối ưu thẻ heading 1 này thì việc đưa từ khóa chính lên là việc bắt buộc cần phải làm. Có như thể các công cụ tìm kiếm và độc giả dễ dàng nhận biết được từ khóa chính mà bạn muốn đề cập tới. Cùng với đó, một bài bạn chỉ nên đặt duy nhất một thẻ H1.

Thẻ H2
Chứa đựng nội dung mô tả ngắn gọn các nội dung chính, thẻ H2 có tác dụng bổ trợ, làm rõ ý ở thẻ H1. Nếu như 1 bài viết chỉ nên có 1 thẻ H1 thì H2 được khuyến khích có nhiều hơn 1 và thường nên có tầm 3 đến 5 thẻ là hợp lý.

Thẻ H3
H1 có H2 bổ trợ thì thẻ H2 lại được bổ sung ý bởi thẻ H3, nó giúp mô tả từng ý trong bài một cách rõ ràng. Sự góp mặt của thẻ H3 sẽ làm bài viết thêm chiều sâu, cụ thể hơn và chi tiết hơn.

Thẻ H4
Thẻ này thường được dùng để mô tả cho các sản phẩm, dịch vụ ít có sự liên quan đến mục chính của bài.

Thẻ H5, H6
Đến những thẻ heading 5, 6 này thì mối liên quan của nó tới nội dung chính trong bài càng ít hơn. Các thẻ này nếu tối ưu kỹ thì sẽ bổ trợ thêm thông tin cho trang web của bạn cũng như giúp cho người dùng tìm kiếm các thông tin nhanh hơn.


Một số điều cần lưu ý để tối ưu thẻ heading được hiệu quả
Khi thực hiện việc sử dụng các thẻ heading để tăng thứ hạng cho website của mình, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

Không quá lạm dụng từ khóa, nhồi nhét quá nhiều trong các thẻ heading
Không nên áp dụng cho tất cả các thẻ heading có cùng một nội dung
Không sử dụng dạng text ẩn cho thẻ heading 1, tiêu đề của bài viết, rất dễ dẫn tới trường hợp bị Google phạt.

Tốc độ tải trang có quan trọng trong SEO? Cách đo và tăng tốc độ tải?

Google đánh giá thứ hạng website thông qua nhiều yếu tố trong đó có tốc độ tải. Ở đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về tầm quan trọng, cách đo và tăng tốc độ tải trang.

Tốc độ tải trang web là một yếu tố cơ bản, quan trọng trong lĩnh vực SEO. Các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá thứ hạng website thông qua nhiều yếu tố trong đó có tốc độ tải. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về vấn đề tầm quan trọng, cách đo lường và tăng tốc độ tải website.


Tầm quan trọng của tốc độ tải trang trong SEO hiện nay.

Bên cạnh những yếu tố về nội dung, tiêu đề, backlink,... thì tốc độ tải của website cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong SEO. Đây là một trong các nhân tố để Google đánh giá thứ hạng của trang vì tốc độ tải có ảnh hưởng đến sự đánh giá của người sử dụng. Nếu trang load chậm thì tỷ lệ thoát trang của người sử dụng sẽ rất cao.

Nếu trang web của bạn có tốc độ tải nhanh thì người xem có thể tìm thấy nhiều website hơn và tìm hiểu được nhiều nội dung trong trang trong cùng một thời gian. Như vậy thì khả năng yêu thích và chia sẻ của họ lên các mạng xã hội về web của bạn sẽ cao hơn rất nhiều so với web có tốc độ tải trang chậm.

Con bọ tìm kiếm thông tin có giới hạn về thời gian. Vì vậy, nếu thời gian tải web càng ngắn thì kết quả số lượng trang được index, sắp xếp danh mục càng nhiều hơn.

Cách thức đo lường của thời gian tải trang phổ biến

Có 3 yếu tố đo lường về thời gian tải trang đó là thời gian trả lời, tổng thười tải, tổng thời gian tải web hoàn chỉnh.

Thời gian trả lời là thời gian server dùng để trả lời một yêu cầu.

Tổng thời gian tải trang là thời gian trả lời và thời gian tải hình ảnh, java,.. của trang. Chỉ số này phụ thuộc vào server và được Googlebot quan tâm.

Tổng thời gian tải hoàn chỉnh cả website là khoảng thời gian tải tất cả các dữ liệu để có thể nhìn thấy trang đầy đủ. Chỉ số này   rất khó có thể đo lường được bởi nó phụ thuộc bởi vào tính năng máy và trình duyệt của từng người sử dụng khác nhau. Nhưng đây lại là yếu tố quan trọng hàng đầu của tốc độ tải trang.

Đăng nhận xét